Toa số 8 của tàu SE7 trật bánh đã được di dời khỏi đường ray về nơi sửa chữa giúp tuyến đường sắt Bắc – Nam qua Hà Tĩnh thông tuyến sau gần 4 tiếng bị ách tắc.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất Bộ GTVT điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục của dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Vinh - Nha Trang, đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn huyện Hương Khê.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Với việc huy động cả trăm công nhân ngày đêm khắc phục điểm sạt lở, lúc 16h30' chiều 31/10, tuyến đường sắt Bắc – Nam qua Hà Tĩnh đã thông tuyến trở lại.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân trong mọi tình huống.
Sau khi phát hiện một số đoạn của tuyến đường sắt Bắc - Nam qua xã Đức Liên (Vũ Quang – Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng, chính quyền địa phương cùng lực lượng chức năng đã huy động hơn 100 nhân công cùng máy móc để kịp thời khắc phục sự cố.
Trước tình trạng tuyến đường sắt Bắc – Nam qua xã Đức Liên (Vũ Quang – Hà Tĩnh) bị sạt lở, ngành đường sắt đã huy động nhiều xe ô tô chuyển tải 336 hành khách trên 2 tàu SE1 và SE20 đảm bảo hành trình.
Mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) khiến một số đoạn của tuyến đường sắt qua địa bàn xã Đức Liên bị sạt lở nghiêm trọng; lũ quét xuất hiện tại xã Đức Hương.
Với chiều dài dự kiến khoảng 104km đi qua Hà Tĩnh, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển phương tiện vận tải và dịch vụ logistics trên địa bàn.
Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (CSGT- TT) Công an huyện Đức Thọ vừa chủ trì phối hợp với Đội CSGT đường sắt, Phòng CSGT - Công an Hà Tĩnh, Công an xã Hòa Lạc và Hạt Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn cung đường Đức Lạc.
Ông Võ Văn Lễ - Chủ tịch UBND xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn đường sắt khiến 1 người đàn ông tử vong.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.
Việc tự ý mở lối đi ngang qua đường sắt đã gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí trả giá bằng cả tính mạng. Mặc dù lực lượng chức năng, các cấp chính quyền Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực trong xóa bỏ lối đi tự mở ngang qua đường sắt nhưng kết quả chưa như kỳ vọng.
Đã có không ít vụ tai nạn giao thông xuất phát từ lối đi tự mở ngang qua đường sắt ở Hà Tĩnh. Xóa bỏ lối đi tự mở được xem là giải pháp căn cơ để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt nhưng việc này là không hề dễ dàng.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn qua địa bàn Hà Tĩnh dài 70,2 km với gần 130 điểm giao cắt với đường bộ, trong đó có 102 điểm do người dân tự mở, luôn tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông.
Trong năm 2019, 12 đường ngang biển báo (giao với đường sắt) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ được nâng cấp thành đường ngang cảnh báo tự động, lắp cần chắn tự động để đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông tại các điểm này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được đánh giá khách quan nhất về các phương án đầu tư để báo cáo Thủ tướng và Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường sắt cao tốc chia làm hai giai đoạn, trong đó tuyến Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP Hồ Chí Minh được xây dựng trước.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về phương án nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Theo báo cáo tiền khả thi, dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài 1.559 km đi qua 20 tỉnh thành, từ Bắc vào Nam qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... và TP HCM. Điểm đầu dự án tại ga Hà Nội, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM). Dự kiến 60% chiều dài tuyến đi trên cầu cạn, 10% đi trong hầm, 30% đi trên nền đất.
Bất kể ngày hay đêm, nắng hay mưa, mỗi ngày họ phải đi bộ 14 km. Trong suốt lộ trình lặng lẽ ấy, họ bám theo từng mét đường ray, kiểm tra từng con bu-lông, từng thanh tà vẹt…, âm thầm góp sức để đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu xuôi ngược.
Trong tiết trời mùa đông khô và lạnh nên da rất dễ bị khô và nhăn hơn nhất là đối với những người lao động chân tay, tiếp xúc trực tiếp với đồng ruộng và không khí ngoài trời nên da mặt, tay chân bị khô, nứt nẻ gây khó chịu và có cảm giác ngứa ngáy.