“Trăm sông về lại Biển Đông/ Bắc Nam sẽ lại về trong một nhà”. Câu thơ trong trường ca “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố Hữu viết từ năm 1960, sau 15 năm đã trở thành hiện thực: Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà. Đó là dự báo thiên tài của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của một tất yếu lịch sử đấu tranh giữ nước, bảo vệ độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại, hiển hách nhất trong lịch sử của dân tộc ta. Trong đó, nắm thời cơ, tạo thời cơ và chớp thời cơ là nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh Nhân dân xuất sắc của Đảng ta, quân đội ta.
Những ngày tháng tư hào sảng này, là người Việt Nam, có ai không bồi hồi, xúc động, tự hào trong từng tế bào, mạch máu về những năm tháng đau thương nhưng hào hùng của dân tộc! Có ai lãng quên được khí thế sục sôi của cả đất nước khi ngày chiến thắng đang đến gần!
Trong những ký ức đẹp đẽ về cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều cựu chiến binh xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn nhớ câu chuyện xúc động về cuộc gặp gỡ giữa Đại úy Trần Công Chương và bố ông - Thiếu tá Trần Công Tính tại chiến trường Quảng Trị năm 1968.
Hằng năm, khi tiết trời bước sang tháng tư là cả nhà tôi nôn nao, lâng lâng cảm xúc. Chúng tôi lại nghĩ về lịch sử, về sự kiện ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, về những anh hùng ngã xuống “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.
Năm nào cũng vậy, những ngày này, các cựu binh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh ở xã miền biển Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại cùng nhau ôn lại kỷ niệm ngày chiến thắng, nhớ về những đồng đội đã ngã xuống và động viên nhau luôn giữ vững phẩm chất bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống mới.
Đúng 17h ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Cùng với nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp cả lực lượng và thế trận, dù đối mặt với nhiều hy sinh và thương vong, ta vẫn nén đau thương tiến về phía trước, giành chiến thắng ngay trận mở đầu. Đến ngày 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, từ 5 hướng tiến thẳng tới nội đô Sài Gòn.
Với Thiếu tướng Hoàng Trọng Tình, cứ mỗi độ tháng Tư về, lòng bồi hồi xen lẫn bâng khuâng, bởi chính cựu binh quê Hà Tĩnh là người có may mắn được chứng kiến thời khắc lịch sử Tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chính quyền về tay quân giải phóng.
Tháng 4 thường trở về trong tâm tư những cựu chiến binh (CCB) bằng âm hưởng reo vui của bài ca thống nhất. Với những cựu tù Phú Quốc năm nào, tháng 4 còn trở nên thiết tha hơn trong hồi ức về những ngày gian khổ, trong cồn cào nỗi nhớ thương đồng đội…