Giải quyết các tình huống để khỏe khi đi du lịch

Dù là đi du lịch nghỉ dưỡng nhưng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ cho hoạt động du lịch là hết sức quan trọng, giúp cơ thể thích ứng với sự thay đổi của môi trường, khí hậu, hoàn cảnh và điều kiện sống...

Những yếu tố bất lợi cho sức khỏe

Sự thay đổi đột ngột về môi trường tự nhiên, trong đó phải kể đến các yếu tố như địa lý, khí hậu, thủy thổ... Những yếu tố này dù có thuận lợi cũng làm cho một số chức năng sinh lý của cơ thể tạm thời bị rối loạn. Ví như vào mùa hè, người miền Nam ra miền Bắc sẽ cảm thấy rất khó chịu, dễ đau nhức xương khớp vì không khí ẩm thấp; người ở miền xuôi lên vùng cao thường có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu, mất ngủ...vì nồng độ oxy trong không khí thấp hơn; mùa đông đi từ miền Bắc vào miền Nam hoặc ngược lại, cơ thể phải chịu sự thay đổi rất lớn của nhiệt độ...

giai quyet cac tinh huong de khoe khi di du lich

Trong chuyến đi du lịch xa cần mang theo một số thuốc thông dụng và vật dụng y tế.

Thực phẩm và cách chế biến món ăn ở mỗi vùng mỗi khác khiến cho du khách ăn uống không ngon miệng, thậm chí có thể phát sinh rối loạn tiêu hoá, đặc biệt ở những người vốn có những bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính...

Sự thay đổi và điều kiện sinh hoạt hạn chế, thực phẩm và món ăn không hợp khẩu vị, phương tiện giao thông di chuyển liên tục, nhịp điệu sinh hoạt bị đảo lộn... đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và dễ phát sinh tình trạng rối loạn giấc ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, căng thẳng mệt mỏi..., đặc biệt là ở những người vốn mắc các bệnh lý thần kinh, tiêu hoá mạn tính.

Những bệnh thường gặp khi du lịch

Chứng say tàu xe hay xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em, nhẹ thì buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, rạo rực khó chịu, nặng thì nôn nhiều, sắc mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, thậm chí có thể tụt huyết áp, loạn nhịp tim...

Tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra đối với người cao tuổi, chủ yếu là do thay đổi chỗ ngủ, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, trạng thái mệt mỏi và căng thẳng thần kinh do mất cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế, các chứng đau khớp, đau lưng... do thay đổi môi trường tự nhiên và vận động thể lực quá mức...

Bệnh đường tiêu hoá như đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng không cân đối, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, viêm dạ dày cấp tính, đợt cấp của viêm đại tràng mạn tính… do điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, giờ giấc ăn uống thay đổi, thất thường...

Chứng cảm mạo xảy ra do cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, lạm dụng đồ uống lạnh làm giảm sức chống đỡ của niêm mạc mũi họng tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, các khu du lịch chỉ cần một vài người bị cảm cúm là có thể lây lan rất nhanh sang những người khác. Biểu hiện chủ yếu là ngây ngấy sốt, rát họng, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu…

Ngoài ra, khi du lịch ở những vùng sơn dã, bạn còn có thể bị các loài côn trùng gây thương tích, có khi rất nguy hiểm như nhện độc cắn, muỗi và ong đốt...

Các chứng bệnh có thể gặp như dị ứng, đau buốt tai khi đi máy bay, tê tay và viêm niệu đạo... Điều cần nói thêm là khi du lịch cũng cần phải đề phòng sự tái phát của các bệnh lý mạn tính, trong đó đặc biệt chú ý bệnh hen suyễn, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim.

Cần chuẩn bị những gì?

Vào mùa hè thì không nên mang theo thức ăn hoặc chỉ mang rất ít vì trời nóng dễ làm thức ăn chóng ôi thiu, biến chất.

Ăn uống đảm bảo vệ sinh, đủ dinh dưỡng, dễ tiêu, uống đủ nước. Không dùng nhiều đồ ăn sống lạnh và cố gắng ăn uống đúng bữa, đúng giờ giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nếu du lịch dài ngày và ở những nơi hoang vu, thưa dân, điều kiện dịch vụ hạn hẹp thì nên mang theo một số thực phẩm cần thiết. Nên trọng dụng nước khoáng và nước trà xanh vì cả hai đều có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hoá, nước khoáng cung cấp các chất điện giải và làm kiềm hoá nước tiểu, nước trà còn có tác dụng làm cho đầu óc tỉnh táo. Thận trọng khi sử dụng đồ ăn, thức uống lạ, cần thay đổi khẩu phần ăn dần dần, ăn ít một để cơ thể thích nghi với tập quán ăn uống tại nơi du lịch.

Lựa chọn nơi đến du ngoạn sao cho phù hợp sức khoẻ, tuổi tác… tránh phiêu lưu mạo hiểm. Tốt nhất nên tìm đến những nơi có không khí trong lành, cảnh sắc tươi đẹp, yên tĩnh thoáng mát, không khí ít bị ô nhiễm, cảnh vật khoáng đạt, dịch vụ du lịch tốt… có lợi cho sức khoẻ.

Tuỳ theo hành trình xa hay gần, tình hình thời tiết, hoàn cảnh, sức khoẻ... mà đem theo thuốc dự phòng, chủ động chống nắng hoặc chống rét, gió lùa, phòng chống muỗi và côn trùng đốt. Mang theo những vật dụng y tế thông dụng như: bông băng, cồn y tế, băng dính; thuốc chống cảm cúm và trị tiêu chảy, thuốc chống say tàu xe, thuốc giảm đau hạ nhiệt và kháng sinh thường dùng, dầu gió, trà gừng... các thuốc đang điều trị bệnh mạn tính theo đơn của thầy thuốc, đặc biệt là các thuốc tim mạch, các thuốc dùng cho người có bệnh cơ địa như thuốc hen, thuốc chống dị ứng...

Theo ThS. Hoàng Thanh Mai/SK&ĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?