Nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người dân Hà Tĩnh tại ngân hàng CSXH cao, song do nguồn vốn hạn chế nên nhiều khách hàng chưa thể tiếp cận để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Các ý kiến của đại biểu Hà Tĩnh đối với dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là cơ sở quan trọng để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
Năm 2024, Hà Tĩnh phấn đấu giải quyết việc làm cho 23.000 lao động, trong đó giải quyết việc làm trong nước cho 12.000 lao động, đưa 11.000 lao động đi làm việc ở nước nước ngoài.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ tạo việc làm cho gần 9.000 lao động, xây dựng gần 27.000 công trình nước sạch - vệ sinh nông thôn, xây mới và sửa chữa gần 800 căn nhà tại các địa phương ở Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh phấn đấu, năm 2024 giải quyết việc làm 23.000 người, trong đó, giải quyết việc làm trong nước ước đạt 12.000 lao động, đi xuất khẩu lao động ước đạt 11.000 người và tỷ lệ lao động qua đào tạo 76%.
Tháng 11/2023, Hà Tĩnh được Trung ương phân bổ thêm 280 tỷ đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm. Đến thời điểm này, Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân 222/280 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 79,3%.
Nghị quyết 128/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh không chỉ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà còn hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm và ổn định đời sống sản xuất cho người dân các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh bị ảnh hưởng bởi Dự án Xây dựng hệ thống cấp nước cho KKT Vũng Áng.
Hà Tĩnh vừa được Trung ương phân bổ 280 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Ngân hàng CSXH tỉnh đang nỗ lực đưa vốn tới người dân có nhu cầu theo quy định.
9 tháng năm 2023, Hà Tĩnh giải quyết việc làm cho 19.083 lao động, trong đó, giải quyết việc làm trong nước cho 10.103 người, xuất khẩu lao động 8.980 người.
Trao tặng sổ tiết kiệm trước khi lên đường nhập ngũ, quan tâm kết nối, hỗ trợ giải quyết việc làm sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự là những giải pháp được thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) triển khai nhằm động viên, khích lệ con em yên tâm thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm năm 2022 đạt những thành quả mới, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội. Nhân dịp đầu năm 2023, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc chia sẻ với P.V Báo Hà Tĩnh về những kết quả cũng như mục tiêu, giải pháp đối với lĩnh vực trọng tâm của ngành trong thời gian tới.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo hiệu quả cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ); phục vụ tốt cho công tác tư vấn, kết nối việc làm trong nước, ngoài nước của đơn vị nói riêng và của tỉnh nói chung.
Tổng số lao động Hà Tĩnh được giải quyết việc làm năm 2022 đạt 22.995 người (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó giải quyết việc làm trong nước 11.478 người, XKLĐ 11.517 người.
Giai đoạn 2020-2022, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 3 nghị quyết về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tuyển sinh 50.701 học sinh, sinh viên; tổng kinh phí bố trí thực hiện công tác giải quyết việc làm là hơn 5,3 tỷ đồng.
Theo số liệu từ Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh, tính đến hết tháng 9 năm 2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 18.918 lao động, bằng 84,1% kế hoạch năm 2022 và bằng 153,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Hà Tĩnh đang đẩy mạnh triển khai 4 chương trình theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
Công tác đào tạo nghề của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh đã từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban VH-XH Đào Thị Anh Nga ghi nhận, đánh giá cao công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh trong thời gian qua.
Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã giải ngân 200,26 tỷ đồng (đạt 77,5% kế hoạch) cho vay 4 chương trình theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh đã giải ngân 100% vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, qua đó, giúp người dân có thêm nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tại kỳ họp tới, HĐND tỉnh Hà Tĩnh sẽ xem xét, quyết nghị việc cụ thể hóa quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đánh giá, sự vào cuộc trách nhiệm của cấp ủy chính quyền huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) nói chung, xã Thạch Long nói riêng đối với công tác XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm, đổi mới bộ mặt nông thôn ở địa phương.
Rời Bình Dương do ảnh hưởng dịch COVID-19, anh Phạm Văn Đồng ở thôn Tân Hương, xã Hương Trạch, Hương Khê (Hà Tĩnh) quyết tâm ở lại, lập nghiệp tại quê hương. Và mùa đông năm nay cũng thật đặc biệt với gia đình anh.
6 tháng đầu năm 2021, Hà Tĩnh thu hút 27 dự án, với số vốn đăng ký 1.496 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 1.452 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 437.171 tỷ đồng, tương đương 18,964 tỷ USD.