(Baohatinh.vn) - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Trần Trung Dũng khẳng định: Dù có nhiều cố gắng trong sắp xếp hệ thống trường lớp và đội ngũ nhưng tình trạng thiếu, thừa giáo viên ở các trường THPT vẫn còn nhiều bất cập. Để từng bước khắc phục thực trạng này, việc điều động biệt phái một số giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu được xem là chủ trương hợp lý.
Được biết, số lượng giáo viên biệt phái năm học 2017-2018 là 27 người, được điều động từ các trường thừa nhiều giáo viên theo cơ cấu bộ môn đến các trường còn thiếu. Việc điều động biệt phái sẽ được thực hiện luân phiên trong số giáo viên dôi dư theo bộ môn tại đơn vị.
Thời gian biệt phái mỗi lần đối với mỗi giáo viên không quá 10 tháng (từ 15/8 năm trước đến 15/6 năm sau). Biên chế, lương và các chế độ khác của giáo viên biệt phái được thực hiện tại đơn vị mà giáo viên đang công tác.
Việc thực hiện biệt phái sẽ tiến hành vào đầu năm 2018. Những giáo viên đi đợt đầu tiên, thời gian bắt đầu vào tháng 1 và kết thúc vào 15/6/2018.
So với chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2017, hiện các trường THPT trên địa bàn tỉnh vẫn thừa 72 giáo viên trong biên chế, nhưng lại thiếu 27 cán bộ quản lý, 48 giáo viên các bộ môn: Giáo dục thể chất 6; Giáo dục quốc phòng 19; Công nghệ 23. Số lượng giáo viên thừa nhiều nhất là các trường THPT thuộc huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh. Số lượng giáo viên thiếu nhiều nhất là các trường THPT thuộc huyện Kỳ Anh với 18 người, Hương Khê 9 người, TX Kỳ Anh 8 người.
Tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, đoàn Hà Tĩnh đạt 5 giải, trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Lê Quảng Chí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã nỗ lực vượt khó, trở thành điểm sáng của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.
Dự án “Hành trình xanh - Tri thức số” sẽ mang lại tác động tích cực đối với hơn 800 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học và THCS Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh).
Tăng cường tuyên truyền giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh là cách Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc, Hà Tĩnh) xây dựng trường học thân thiện.
Từ ngôi trường khó khăn buổi đầu thành lập, Trường THPT Lê Quảng Chí (TX Kỳ Anh) đã vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của ngành Giáo dục Hà Tĩnh.
Phòng GD&ĐT Hà Tĩnh quán triệt về công tác dạy thêm, học thêm nhằm tạo điều kiện để học sinh có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu, sở thích cá nhân.
6 nhà giáo ở các trường nghề Hà Tĩnh đã chuẩn bị chu đáo giáo án, bài giảng, khai thác hiệu quả thiết bị giảng dạy, sẵn sàng tranh tài tại “sân chơi” giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) đã nỗ lực vượt khó, vươn lên tốp đầu trong ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.
Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận từ các nhà tài trợ nguồn kinh phí 3 tỷ đồng cho Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”.
Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Lễ hội Costume Party là sân chơi lý thú, nơi các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức và Trường Mầm non Trí Đức 2 (TP Hà Tĩnh) được hóa thân thành những nhân vật, những loại củ quả, những con vật đáng yêu...
Cuộc thi tranh biện - hùng biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hàng nghìn học sinh sau hành trình roadshow đầy sôi động từ Bắc vào Nam.
Khắc phục những khó khăn của một huyện miền núi, các trường học ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Sau 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, các trường học ở Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động để những làn điệu của cha ông luôn lan tỏa, trường tồn.
Đề thi tham khảo được công bố sớm hơn gần 5 tháng giúp các trường học ở Hà Tĩnh chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới công tác quản lý, hoạt động giảng dạy và đào tạo, giữ vững thành tích đơn vị tiêu biểu khối giáo dục thường xuyên của tỉnh.
Trải qua 4 phần thi, thí sinh Võ Hồng Thiên (lớp 11 Toán 1) đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế cuộc thi Olympia Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh năm 2024 - Peak of Wisdoms.
Vượt qua 1.300 thí sinh tại cấp cơ sở, 63 thí sinh xuất sắc đã tranh tài tại vòng chung kết Rung chuông vàng tìm hiểu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Trong giai đoạn 2013 – 2023, Hà Tĩnh đã huy động gần 935 tỷ đồng xã hội hoá, góp phần xây dựng kiên cố hoá 104 trường học, 776 phòng học và 146 nhà công vụ cho giáo viên.
Chung kết toàn quốc cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" năm 2024, Hà Tĩnh đã giành 1 giải ba, 1 giải khuyến khích, 1 giải chuyên đề và giải tập thể cho đơn vị tổ chức tốt cuộc thi ở cơ sở.
Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Chương trình "Khúc giao mùa" là sân chơi bổ ích, là nơi các em học sinh Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) có cơ hội thể hiện tài năng trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật...
Với mục tiêu giúp học sinh nâng cao ý thức học tập, xây dựng trường học thân thiện, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã tăng cường chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong các nhà trường.