Giở chiêu trò lãi suất cao, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ

Trong khoảng thời gian từ tháng 10-2010 đến tháng 5-2011, Thỏa đã lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm của nhiều người để vay mượn tiền, tài sản của họ phục vụ vào việc chi tiêu cá nhân và thanh toán nợ của Thỏa. Tổng cộng số tiền Thỏa đã vay nợ của nhiều người gần 7 tỷ đồng.

Sau nhiều năm chờ đợi trong mỏi mòn, những ngày giữa tháng 10 -2017, những nạn nhân của vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do Lương Thị Bích Thỏa (41 tuổi, HKTT tại thôn Trung Đạo, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, ảnh) thực hiện - cảm thấy được an ủi khi cơ quan điều tra xác định hành vi lừa đảo.

Trong vụ án này, những người bị hại đã bị chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng, vào thời điểm của 6 năm về trước, đây là khoản tiền không nhỏ. Trường hợp của chị Lê Thị Hường (Hiệu phó Trường Tiểu học xã Minh Châu) là một ví dụ. Trước ngày 30-1-2011, Thỏa đã nhiều lần vay của chị Hường khoảng gần 1,5 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận mức lãi suất của các khoản nợ trên là 0,2%/ tháng; mức lãi suất này sẽ điều chỉnh tăng lên theo mức tăng lãi suất của ngân hàng tại từng thời điểm, cao nhất là 3,6%/ tháng.

Ngày 30-1-2011, tại Trường Tiểu học xã Minh Châu, Thỏa và chị Hường đã thống nhất với nhau về việc sẽ cộng dồn các khoản nợ trên thành một khoản nợ chung để tiện thanh toán nợ. Do vậy, Thỏa đã tự viết thông tin về số nợ trên và ký tên vào phần người vay tại tờ mẫu Hợp đồng vay vốn do chị Hường đã chuẩn bị sẵn rồi đưa lại cho chị Hường quản lý. Tổng số tiền Thỏa đã vay của chị Hường là 1.755.000.000 đồng. Vào tháng 4-2011, Thỏa đã trả chị Hường số tiền nợ gốc là 100 triệu đồng. Do vậy, tính đến thời điểm hiện nay, Thỏa đang nợ chị Hường số tiền là 1.655.000.000 đồng.

gio chieu tro lai suat cao lua dao chiem doat tien ty

Đối tượng Lương Thị Bích Thỏa.

Ngoài trường hợp của chị Hường, còn có rất nhiều nạn nhân khác cũng chỉ vì tham lãi suất cao mà rơi vào cái bẫy của Thỏa. Không chỉ các đồng nghiệp, một số người là người quen biết, cũng trở thành nạn nhân của chị ta.

Bà Đỗ Thị Xuyên ( ở Hoàn Long, Yên Mỹ, Hưng Yên) nhiều lần cho chị Nguyễn Thị Bích Thuận (là giáo viên Trường Tiểu học xã Minh Châu) vay tiền. Thông qua chị Thuận, bà Xuyên quen biết Lương Thị Bích Thỏa. Ngày 2-3-2011, Thỏa vay 100 triệu đồng và bảo bà Xuyên đưa tiền cho chị Thuận cầm hộ Thỏa. Sau khi đưa tiền, chị Thuận đã ký tên vào phần người nhận tiền rồi mang giấy vay tiền cho Thỏa ký tên vào phần người vay và đưa lại cho bà Xuyên quản lý.

Thỏa và bà Xuyên thống nhất với nhau về thời hạn thanh toán nợ là 20 ngày, lãi suất là 5.000 đồng/ triệu đồng/ ngày (Thỏa đã trả tiền lãi suất đến hết tháng 4-2011 cho bà Xuyên số tiền 45 triệu đồng). Vào ngày 10-3- 2011, tại nhà bà Xuyên, Thỏa đã vay của bà Xuyên số tiền 150 triệu đồng, đối tượng đã tự viết vào tờ mẫu Giấy vay tiền của bà Xuyên có thể hiện về số tiền trên và mức lãi suất là 5.000 đồng/triệu đồng/ ngày... Đến thời điểm này tổng số tiền Thỏa vay của bà Xuyên hơn 1,2 tỷ đồng.

Do ăn tiêu hoang phí nên đã dẫn đến việc Thỏa phải vay nợ nhiều người như trên. Các khoản tiền đã vay, Thỏa sử dụng hết vào việc chi tiêu cá nhân và sử dụng vào việc trả lãi suất của các khoản nợ trên, đối tượng lấy tiền vay gốc của người này mang đi trả lãi cho người kia nên sau một thời gian đã dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ.

Do bị mọi người đòi nợ nhiều nên đối tượng bỏ trốn khỏi địa phương từ khoảng đầu tháng 6-2011. Quá trình bỏ trốn, Thỏa lén lút liên lạc với người thân trong gia đình... Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hưng Yên đã tác động đến người thân trong gia đình, nhiều lần vận động Thỏa đến cơ quan Công an đầu thú nhưng đối tượng không trở về địa phương.

Sau khi bỏ trốn khỏi địa phương, Thỏa đã đi nhiều nơi ở Tây Nguyên, cuối cùng về ở tại tổ 7, khối 6, phường EATam, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Nhưng đối tượng đã bị bắt giữ vào tháng 9-2017.

Quá trình đấu tranh, đến ngày 12-10, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hưng Yên xác định trong khoảng thời gian từ tháng 10-2010 đến tháng 5-2011, Thỏa đã lợi dụng lòng tin, sự tín nhiệm của nhiều người để vay mượn tiền, tài sản của họ phục vụ vào việc chi tiêu cá nhân và thanh toán nợ của Thỏa. Tổng cộng số tiền Thỏa đã vay nợ của nhiều người gần 7 tỷ đồng. Vụ án đang được cơ quan Công an tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Theo Xuân Mai/CAND

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.