Gỡ khó thi hành án tín dụng, ngân hàng ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trước những thách thức không nhỏ từ các vụ việc phải thi hành án nhằm thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong năm 2018, ngành thi hành án Hà Tĩnh đã tích cực đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao kết quả thi hành án đối với lĩnh vực này.

Gỡ khó thi hành án tín dụng, ngân hàng ở Hà Tĩnh

Chấp hành viên tại Cục THADS tỉnh Hà Tĩnh họp bàn đưa ra các kế hoạch, giải pháp xử lý đối với các vụ việc liên quan tới thi hành án tín dụng, ngân hàng.

Năm 2018, cơ quan thi hành án dân sự (THADS) hai cấp phải giải quyết 45 việc với số tiền gần 62,5 tỷ đồng, tăng 11 việc so với năm 2017. Trong đó, số án liên quan đến tín dụng, ngân hàng chỉ chiếm 0,92% về việc nhưng giá trị tài sản (về tiền) lại chiếm tới 14%.

Đến thời điểm này, toàn ngành thi hành án đã giải quyết 13 việc, thu được số tiền 36,5 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 41,9% về việc và 82,4% về tiền). Số việc còn lại tuy đã kê biên hoặc bán đấu giá thành nhưng chưa bàn giao được tài sản hoặc đang trong thời gian tạm hoãn, thỏa thuận. Trong đó, Chi cục THADS thành phố Hà Tĩnh là đơn vị có số tiền phải thi hành án nhiều nhất, lên tới 35,5 tỷ đồng và đã thi hành xong 14,1 tỷ đồng.

Điển hình là việc thi hành bản án số 02 của tòa án ngày 15/8/2017 giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) với Công ty Ngân Anh Vương (đã thi hành 2,3 tỷ trên tổng số 3,9 tỷ đồng); bản án số 08 ngày 20/12/2016 giữa Agribank với các đương sự: Hoàng Thị Thúy Vân, Nguyễn Văn Cảnh (đã thi hành 627 triệu đồng trên tổng số 878 triệu đồng); bản án số 03 ngày 6/7/2017 giữa Ngân hàng Ngoại thương và Công ty CP Sơn Penmax (đã thi hành 1,1 tỷ đồng trên tổng số 1,5 tỷ đồng).

Theo Chi cục trưởng Nguyễn Minh Thuận, thi hành án tín dụng, ngân hàng tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh dù chỉ chiếm 2% số việc nhưng lại tương ứng tỷ lệ gần 80% về tiền. Do đó, áp lực thực hiện các chỉ tiêu của ngành phụ thuộc rất nhiều vào loại án này.

Gỡ khó thi hành án tín dụng, ngân hàng ở Hà Tĩnh

Liên ngành THADS, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Tĩnh làm việc với đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Tĩnh.

Cục trưởng Cục THADS tỉnh Nguyễn Cường cho hay: Thực tế, án ngân hàng tăng cao với giá trị cho vay lớn nhưng giá trị tài sản thế chấp lại thấp. Do vậy, khi cá nhân, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, tài sản thế chấp không đảm bảo dẫn đến việc khó thỏa thuận giữa người có tài sản và tổ chức tín dụng.

Tâm lý ngại mua tài sản thi hành án của người dân khiến quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án gặp nhiều khó khăn, nhiều lần mở bán, hạ giá vẫn không thành. Bên cạnh đó, không ít tài sản đã bán đấu giá thành nhưng không bàn giao được cho người trúng đấu giá. Từ đó phát sinh nợ xấu, gia tăng tình trạng khiếu nại, khiếu kiện do người trúng đấu giá chưa nhận được tài sản.

Điển hình trong thời gian qua là vụ việc Doanh nghiệp tư nhân Thành Đạt phải trả nợ cho Agribank Nghi Xuân số tiền gần 102 tỷ đồng, đã tiến hành cưỡng chế, kê biên tài sản, giảm giá đến lần thứ 10 vẫn chưa có người mua.

Trước thực trạng đó, ngành THADS đã đặt ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án. Theo đó, đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền, chấp hành viên phải thụ lý kịp thời, không kéo dài thời gian. Khi thụ lý án ngân hàng, cần đàm phán để ngân hàng yêu cầu thi hành án theo từng phần, từng giai đoạn. Các vụ, việc có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, phải xây dựng kế hoạch giải quyết. Thực hiện cơ chế đàm phán hợp đồng bán đấu giá không quá 3 lần đối với mỗi tổ chức bán đấu giá. Thủ trưởng các đơn vị phải thường xuyên kiểm tra hồ sơ và chất lượng công việc của chấp hành viên; hồ sơ trước khi cưỡng chế phải mang lên Cục kiểm tra nhằm tránh sai sót...

"Tuy nhiên, việc giáo dục, vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án vẫn là một trong những giải pháp được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, nhất là đối với án liên quan đến tín dụng, ngân hàng, cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cấp, ngành, đoàn thể, nhất là các tổ chức tín dụng, không thể coi đây là nhiệm vụ của riêng ngành THADS", Cục trưởng Nguyễn Cường cho biết thêm.

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.