GS.TSKH Lê Thị Hoài An - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Người vinh dự được nhận giải thưởng toán học quốc tế Constantine Carathéodory Prize của Hiệp hội quốc tế Tối ưu hóa Toàn cục vào tháng 9 vừa qua là GS.TSKH Lê Thị Hoài An, quê ở xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An (SN 14/11/1959) hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng tin học, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia ngành Tin học, Đại học Pau Verlaine Metz, Cộng hòa Pháp.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh

GS.TSKH Lê Thị Hoài An.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An là con gái út của gia đình trí thức thành đạt. Cả bố, mẹ và 4 anh chị em đều theo nghiệp nhà giáo. Bố của chị là PGS Lê Bá Hán, người từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ nhiệm bộ môn Lý luận văn học (hệ đào tạo sau đại học), Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trường Đại học Sư phạm Vinh. Mẹ của chị là cô giáo Nguyễn Thị Lộc, người nhiều năm tham gia Ban phụ trách khối phổ thông chuyên Toán, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

Cả 4 anh chị em của Lê Thị Hoài An đều là những người thành đạt. Chị gái đầu của chị là PGS.TS Lê Thị Hoài Châu, từng giảng dạy ở các trường đại học sư phạm nổi tiếng như: Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Chị là người Việt đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành Lý luận dạy học tại Pháp vào năm 1997. Anh trai là PGS.TS Lê Quang Hưng - Trưởng khoa Việt Nam học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị gái thứ 3 là GS.TS Lê Thị Hoài Phương, bảo vệ tiến sỹ chuyên ngành Phê bình - Lý luận sân khấu tại Trường Đại học Quốc gia Âm nhạc, Sân khấu, Ðiện ảnh Leningrad Liên bang Nga.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh

Ông François Grosdidier - Phó Chủ tịch vùng Grand Est, kiêm Chủ tịch vùng đô thị Metz và Thị trưởng thành phố Metz cùng GS.TSKH Lê Thị Hoài An.

Qua tìm hiểu được biết, con đường bước tới vinh quang của Lê Thị Hoài An trên lĩnh vực khoa học là sự phấn đấu không ngừng nghỉ. Tốt nghiệp thủ khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1980, chị được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy Khoa Toán của trường.

Năm 1991, chị được cử sang học thạc sỹ tại Đại học Joseph - Fourrier Grenoble, Cộng hòa Pháp. Tiếp theo, chị làm luận án tiến sỹ tại Đại học Rouen, Cộng hòa Pháp. Hai năm sau, năm 1994, Hoài An bảo vệ thành công luận án tiến sỹ chuyên ngành Tối ưu hóa và vận trù học với tấm bằng xuất sắc.

Chưa dừng lại ở đó, Hoài An lại tiếp tục làm luận án tiến sỹ khoa học và bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học chuyên ngành Toán tin ứng dụng vào năm 1997 tại Đại học Rouen. Với nhiều thành tích xuất sắc, năm 1998, chị được bổ nhiệm Phó Giáo sư tại Viện Khoa học ứng dụng quốc gia Rouen và 5 năm sau, được bổ nhiệm Giáo sư Đại học Pau Verlaine Metz.

Kể từ năm 2012, chị là Giáo sư ngoại hạng - chức danh giáo sư cao nhất của Chính phủ Pháp tại Đại học Lorraine. Tháng 7/2013, chị được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương “Ordre des Palmes Academiques” - giải thưởng quốc gia cho các học giả và nhân vật có đóng góp to lớn trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh

GS. Lê Thị Hoài An cùng chồng là GS. Phạm Đình Táo trong buổi lễ nhận Huân chương do Chính phủ Pháp trao tặng.

Chị cùng chồng là GS. Phạm Đình Táo được giới khoa học thế giới biết đến thông qua tên gọi của thuật Toán DCA (Difference Of Convex Functions Algorithm) được rất nhiều nhà khoa học thế giới thuộc những lĩnh vực chuyên ngành khác nhau sử dụng.

Là người Việt Nam sống ở Pháp, chị luôn hướng về đất nước thông qua các hoạt động hợp tác với các trường đại học Việt Nam và là người rất quan tâm giúp đỡ, dìu dắt đội ngũ các nhà Toán học trẻ trong nước.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh

Các nghiên cứu sinh Việt nam ở Metz chúc mừng sinh nhật GS.TSKH Lê Thị Hoài An.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An chia sẻ: “Là một nhà khoa học, tôi rất mong muốn được đóng góp công sức của mình vào việc đào tạo cán bộ cho Trường Đại học Hà Tĩnh, một địa phương có truyền thống hiếu học và là cái nôi của rất nhiều nhà khoa học. Vì vậy, chiến lược phát triển Đại học Hà Tĩnh trở thành trường có tầm cỡ quốc gia không những cần thiết cho sự phát triển quê hương mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc khuyến khích phát huy truyền thống hiếu học của người Hà Tĩnh chúng ta và góp phần phát triển đất nước Việt Nam”.

Giải thưởng toán học quốc tế Constantine Carathéodory Prize mang tên nhà Toán học Constantine Carathéodory được Hiệp hội quốc tế tối ưu hóa Toàn cục lập ra vào đầu năm 2011. Giải thưởng được trao 2 năm một lần cho các cá nhân (hoặc một nhóm) để ghi nhận những đóng góp nền tảng đã được thử thách qua thời gian về lý thuyết, thuật toán và ứng dụng của Tối ưu toàn cục.

Với hơn 280 công trình khoa học trong lĩnh lực Toán Tối ưu và khoa học dữ liệu, trong đó có 140 bài báo công bố trong các tạp chí khoa học quốc tế, thành quả cao của các dự án chuyển giao công nghệ cho nhiều hãng công nghệ lớn, hồ sơ khoa học của GS.TSKH Lê Thị Hoài An được Hội đồng đánh giá cao, xếp loại đặc biệt xuất sắc với số điểm 29/30.

GS.TSKH Lê Thị Hoài An là nhà nghiên cứu đầu tiên ở Pháp và là người Việt Nam thứ 2 được nhận giải thưởng danh giá này (sau GS. Hoàng Tụy, năm 2011).

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.