Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6

(Baohatinh.vn) - Hơn 370 trường Tiểu học và THCS ở Hà Tĩnh đã hoàn tất công tác lựa chọn đội ngũ và hiện đang khuyến khích, hỗ trợ giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6.

Lựa chọn hơn 3.000 giáo viên

Xác định yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công khi triển khai chương trình mới là đội ngũ giáo viên nên ngay từ đầu năm học 2020-2021, các trường học ở Hà Tĩnh đã chủ động lựa chọn giáo viên đáp ứng yêu cầu..

Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6

Việc triển khai nhuần nhuyễn chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 đã tạo niềm tin cho Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) trong công tác chuẩn bị điều kiện để thực hiện chương trình ở lớp 2. Ảnh tư liệu.

Cô Ngô Thị Quế Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) cho biết: “Sau ổn định việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1, chúng tôi tiếp tục lựa chọn 10 giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 vào năm học 2021 - 2022. Đội ngũ giáo viên được lựa chọn là những nhân tố điển hình trong phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin”.

Để chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại 37 trường tiểu học, THCS, thời gian qua, Phòng GD&ĐT Hương Sơn cũng đã chỉ đạo các trường hoàn tất công tác chuẩn bị đội ngũ.

Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6

Giáo viên trường Trường THCS Thụ Hậu (Lộc Hà) triển khai tiết dạy thử nghiệm dạy thử nghiệm theo chương trình đổi mới.

Ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng Phòng GD&ĐT Hương Sơn cho biết: “Qua lựa chọn và báo cáo của các nhà trường, chúng tôi đã hoàn thiện danh sách giáo viên dự kiến đảm nhiệm việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới trong năm học 2021-2022. Toàn huyện có gần 700 giáo viên được lựa chọn đi tập huấn để đáp ứng việc dạy học cho 52 lớp 6 và 66 lớp 2”.

Theo số liệu từ Sở GD&ĐT, đến thời điểm hiện tại, hơn 370 trường tiểu học và THCS trên địa bàn toàn tỉnh đã lựa chọn hơn 3.000 giáo viên chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm thứ 2 ở lớp 2 và lớp 6. Danh sách đội ngũ giáo viên này đã được ngành cập nhật gửi Bộ GD&ĐT.

Từng bước tiếp cận chương trình mới

Ngay sau khi hoàn thành việc lựa chọn đội ngũ, Sở GD&ĐT cũng đã tiến hành tổ chức tập huấn cho các giáo viên một số chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu chương trình mới. Theo đó, thời gian này, giáo viên ở các trường tiểu học và THCS trên địa bàn Hà Tĩnh thực hiện song song 2 nhiệm vụ, vừa giảng dạy vừa tập trung nghiên cứu chương trình năm học mới.

Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6

Những giờ học Tiếng Anh ở Trường THCS Tân Vịnh (Lộc Hà) trở nên hấp dẫn hơn bởi sự đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên

Tại Trường THCS Tân Vịnh (Lộc Hà), việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy được thảo luận kỹ càng trong từng tổ chuyên môn và trong các tiết dạy thí điểm để làm quen, rút kinh nghiệm.

Cô Hoàng Thị Mỹ Dung - Tổ trưởng tổ chuyên môn Tiếng Anh, Trường THCS Tân Vịnh cho biết: “Tiếp cận các chương trình đổi mới từ đầu năm nay, chúng tôi đã tổ chức những tiết dạy theo hình thức đổi mới. Việc đổi mới từ cách soạn giáo án, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tăng cường hoạt động nhóm trong các giờ học, đến phương pháp dự giờ theo hướng chú trọng quan sát các hoạt động, năng lực, sự hiểu biết của học sinh trong mỗi giờ học”.

Hà Tĩnh chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6

Từ đầu tháng 1/2021, Trường THCS Thụ Hậu (Lộc Hà) đã mời chuyên viên Sở GD&ĐT tập huấn chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên toàn trường.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa 2018 cũng đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi đối với hầu hết giáo viên tất cả các nhà trường. Nhiều trường học đã mời chuyên viên Sở GD&ĐT trực tiếp về tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên.

Thầy Đặng Hữu Tường - Hiệu trưởng Trường THCS Thụ Hậu cho biết: “Thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức một số giờ dạy thử nghiệm để giáo viên toàn trường dự giờ và góp ý. Qua đó, các giáo viên có thêm cơ hội làm quen với phương pháp dạy học mới, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho chính mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở những giai đoạn tiếp theo”.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện lần đầu tiên ở lớp 1 vào năm học 2020-2021. Năm học 2021-2022, việc thay sách giáo khoa theo chương trình mới sẽ được thực hiện ở lớp 2 và lớp 6. Ngay sau khi hoàn thiện việc lựa chọn đội ngũ, ngành giáo dục sẽ tổ chức giới thiệu để các trường học lựa chọn sách giáo khoa theo hướng dẫn của tỉnh.
Phó Trưởng phòng Giáo dục Phổ thông Sở GD&ĐT Phan Duy Nghĩa

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.