Trong tuần thi này, cả nước đã có 93.350 người tham gia thi với 234.059 lượt người thi, 14.600 người trả lời đúng cả 8 câu hỏi. Hà Tĩnh tiếp tục là tỉnh đứng vị trí thứ 2 về số người tham gia và số lượt tham gia với 11.942 người ở 24.616 lượt.
Hà Tĩnh đứng vị trí thứ 2 trong cả nước về số người và số lượt tham gia thi
Các cá nhân Hà Tĩnh đạt giải tuần 12 gồm: 2 giải nhì thuộc về Võ Quang Đạt, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc và Trần Anh Đức, Công an huyện Can Lộc; 2 giải ba: Hoàng Thị Yến, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã Kỳ Anh và Đinh Thị Vân, xã Đức Dũng, Đức Thọ; 4 giải khuyến khích, gồm: Bùi Phi Long, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Can Lộc; Phan Khắc Bách, Văn phòng xã Xuân Lộc, Can Lộc; Nguyễn Thị Mỹ Âu, thôn Khe Cò, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn; Kiều Thu Hằng, Huyện ủy Hương Khê.
Anh Võ Quang Đạt - Ban Tuyên giáo Can Lộc, người 3 tuần liên tiếp đạt giải cuộc thi.
Sau 12 tuần tham gia cuộc thi, tỉnh Hà Tĩnh đã có 9/12 tuần có người đạt giải và giành được 26 giải/133 giải.
Thượng úy Trần Anh Đức - Công an huyện Can Lộc hiện đang là người đạt giải cao nhất của Hà Tĩnh qua 12 tuần thi với 2 giải nhì.
Đặc biệt trong đó, anh Võ Quang Đạt - Ban Tuyên giáo Huyện ủy Can Lộc có 3 lần liên tiếp đạt giải trong các tuần 10, 11, 12 với 1 giải nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích; anh Trần Anh Đức - Công an Can Lộc đạt 2 giải nhì ở tuần 9, 12; chị Phạm Thị Thái - xã Sơn Lễ (Hương Sơn) đạt 2 giải liên tiếp ở tuần 2, 3 với 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích.
CÂU HỎI DỰ THI TUẦN 13 Câu 1. Bạn cho biết ý nghĩa của đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước? A. Chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, mở ra bước ngoặt vĩ đại thiết lập quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ đất nước, đưa cả nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội. B. Chứng minh trước toàn thế giới sự phá sản không thể tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân mới. C. Đẩy lùi và làm suy yếu trận địa của chủ nghĩa đế quốc, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. D. Mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi của hàng triệu người dân trên thế giới đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Câu 2. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta đã để lại những bài học quý giá trong lịch sử giữ nước. Đó là những bài học nào? A. Toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng nhằm mục tiêu chủ yếu là giải phóng miền Nam. B. Chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, tạo ra sức mạnh tổng hợp của chiến tranh. Lựa chọn phương thức chiến tranh thích hợp. C. Ba tầng mặt trận thống nhất chống Mỹ: ở trong nước, giữa ba nước Đông Dương và trên thế giới. D. Không ngừng nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh. Câu 3. Nghị quyết nào của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước: “Hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”? A. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 29/9/1975. B. Nghị quyết của Bộ Chính trị về những công tác trước mắt ở miền Nam, 15/7/1976. C. Nghị quyết của Ban Bí thư về việc thành lập Ban Cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương, 27/8/1976. D. Nghị quyết của Bộ Chính trị về thành lập Ban Chỉ đạo nông, lâm nghiệp, 7/10/1976. Câu 4. Nói về tác dụng của đấu tranh tự phê bình và phê bình trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng so sánh: Dao có mài, mới sắc Vàng có thui, mới trong Nước có lọc, mới sạch Người có tự phê bình, mới tiến bộ. Đảng cũng thế Câu nói đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm nào? A. Phê bình B. Tự phê bình C. Di chúc D. Dân vận Câu 5. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất với tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%, biểu thị ý chí của toàn dân ta xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội diễn ra thời gian nào? A. 06/01/1946 B. 06/4/1975 C. 25/4/1976 D. 19/4/1987 Câu 6: Do yêu cầu đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống và nâng cao hiệu quả kinh tế, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IV đã ban hành Chỉ thị “Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp”. Bạn hãy cho biết, đó là chỉ thị số bao nhiêu, ban hành ngày, tháng, năm nào? A. Chỉ thị số 99-CT/TW, ngày 13/01/1981 B. Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/01/1981 C. Chỉ thị số 101-CT/TW, ngày 13/01/1981 D. Chỉ thị số 102-CT/TW, ngày 13/01/1981 Câu 7. Nhằm mục tiêu đảm bảo nhu cầu lương thực, hàng thiết yếu của xã hội, tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, Đảng ta đã đề ra 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. 3 chương trình mục tiêu này được đề ra tại đại hội khóa mấy của Đảng? A. Đại hội IV B. Đại hội V C. Đại hội VI D. Đại hội VII Câu 8. “Hồ Chí Minh – chân dung một con người” là tựa đề bộ phim tài liệu nói về những chặng đường lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bạn cho biết, ai là đạo diễn bộ phim? A. Bùi Đình Hạc và Lê Mạnh Thích B. Bùi Đình Hạc và Hải Ninh C. Hải Ninh và Trần Đắc D. Nguyễn Hồng Sến và Đặng Nhật Minh |