Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Để phát triển du lịch Hà Tĩnh trở thành ngành mũi nhọn, đề nghị tỉnh chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời kêu gọi đầu tư vào ngành "công nghiệp không khói" trên địa bàn.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Giám đốc Sở VHTT&DL Bùi Xuân Thập báo cáo tình hình KT-XH và công tác văn hóa, thể thao, du lịch thời gian qua, một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của tỉnh Hà Tĩnh.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập báo cáo tình hình KT-XH và công tác văn hóa, thể thao, du lịch thời gian qua, một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh hiện có 552 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 77 di tích quốc gia, 433 di tích cấp tỉnh; có 69 lễ hội, trong đó có 1 lễ hội cấp quốc gia và 13 lễ hội quy mô lớn; hệ thống di tích được quan tâm bảo tồn, ngày càng phát huy giá trị, hoạt động lễ hội diễn ra lành mạnh, an toàn.
Các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận như: Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù được quan tâm bảo tồn; đã thành lập và đưa vào hoạt động 80 câu lạc bộ dân ca ví, giặm và 2 câu lạc bộ ca trù. Mộc bản Trường học Phúc Giang được ghi danh là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Tỉnh nên tiếp tục xúc tiến thu hút đầu tư, xã hội hóa đối với Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm.
Chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được nâng cao, gắn liền với chương trình xây dựng NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 301.507/365.812 gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 82,4%; có 1.491/2.140 thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 69,67%; có 152/230 xã có nhà văn hóa đạt chuẩn....
Đối với hoạt động du lịch, đã từng bước chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đến nay, toàn tỉnh có 261 cơ sở lưu trú với hơn 5.000 phòng; triển khai các tua, tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế, kết nối các tua, tuyến, điểm du lịch của 9 tỉnh, 3 nước sử dụng đường 8 và đường 12.
Ông Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa: Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn còn chưa được thực hiện thường xuyên.
Các dự án trọng điểm về dịch vụ du lịch được đẩy nhanh tiến độ, kịp hoàn thành phục vụ du lịch như: Khu nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Hà Tĩnh; Công viên nước Vinpearlland Water Park Hà Tĩnh; Trường đua chó và Sân golf Xuân Thành; Khu trung tâm thương mại Vincom36…
Các hoạt động thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở; quy mô, chất lượng phong trào ngày càng được nâng cao... Thể thao thành tích cao tiếp tục phát triển, tỉnh hiện đang đào tạo 10 bộ môn với trên 190 vận động viên; riêng 6 tháng đầu năm đã tham gia 15 giải trong nước, quốc tế và giành được 56 huy chương các loại.
Ông Phạm Văn Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục - Thể thao: Hà Tĩnh cần tiếp tục chú trọng đến thể thao quần chúng, đặc điệt là đầu tư trang thiết bị tại các nơi công cộng, khu vui chơi giải trí
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh mong muốn trong thời gian tới Bộ VHTT&DL tiếp tục tạo điều kiện để Hà Tĩnh có những bước phát triển về văn hóa thể thao và du lịch; Bộ sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí nhằm bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, Mộc bản Trường học Phúc Giang; hỗ trợ kinh phí để tu bổ tôn tạo các di tích quốc gia và một số công trình thể thao trên địa bàn tỉnh; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ Dự án ODA về phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và tiếp tục ủng hộ Hà Tĩnh tham gia đoạn tiếp theo của dự án.
Đối với lĩnh vực thể thao, đề nghị Bộ cho phép Hà Tĩnh đăng cai tổ chức giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV Cup trong năm 2018; hỗ trợ Hà Tĩnh về chủ trương và kinh phí trong việc xây dựng một số nhà văn hóa cho công nhân ở các khu kinh tế tỉnh.
Kết luận buổi làm việc, Bộ Trưởng Bộ VH-TT&DL, Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ những khó khăn của ngành du lịch Hà Tĩnh trong thời gian qua do ảnh hưởng sự cố môi trường biển. Tuy vậy, Bộ ghi nhận những kết quả nhờ nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để kích cầu, thu hút khách du lịch đến với biển Hà Tĩnh.
Bộ trưởng đề nghị trong thời gian tới, Hà Tĩnh cần quan tâm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Để phát triển du lịch Hà Tĩnh trở thành ngành mũi nhọn, đề nghị tỉnh chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời kêu gọi đầu tư vào ngành "công nghiệp không khói" trên địa bàn.
Đối với hoạt động thể dục thể thao, cần phát triển các hoạt động thể thao quần chúng, từng bước nâng cao chất lượng phong trào thể thao; tập trung thể thao thành tích cao đối với một số môn là thế mạnh, lợi thế của tỉnh trong thời gian qua.