Hà Tĩnh xem xét điều chỉnh học phí từ năm học 2022 - 2023

(Baohatinh.vn) - Việc điều chỉnh học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở Hà Tĩnh sẽ ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành.

Theo dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, do Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh (dự kiến diễn ra vào tháng 7), mức thu học phí giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông năm học 2022-2023 sẽ tăng so với mức thu học phí hiện tại và được quy định theo vùng.

Hà Tĩnh xem xét điều chỉnh học phí từ năm học 2022 - 2023

Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở Hà Tĩnh sẽ tăng học phí từ năm học 2022-2023.

Vùng 1 gồm: các trường, điểm trường đóng trên bản Rào Tre, xã Hương Liên, thôn Bản Giàng, xã Hương Vĩnh (Hương Khê); vùng 2 gồm: các trường, điểm trường đóng trên địa bàn các xã (trừ các trường, điểm trường tại vùng 1 và Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh); vùng 3 gồm: các trường, điểm trường đóng trên địa bàn các phường, thị trấn và Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.

Theo đó, mức thu học phí học trực tiếp năm học 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Mỗi tháng, học phí trẻ em mầm non ở vùng 1 là 50 nghìn đồng (tăng 20 nghìn đồng), vùng 2 là 100 nghìn đồng (tăng 50 nghìn đồng), vùng 3 là 300 nghìn đồng (tăng 180 nghìn đồng).

Học phí của học sinh THCS ở vùng 1 là 50 nghìn đồng (tăng 15 nghìn đồng), vùng 2 là 100 nghìn đồng (tăng 55 nghìn đồng), vùng 3 là 300 nghìn đồng (tăng 220 nghìn đồng).

Học phí của học sinh THPT ở vùng 1 là 100 nghìn đồng (tăng 60 nghìn đồng), vùng 2 là 200 nghìn đồng (tăng 130 nghìn đồng), vùng 3 là 300 nghìn đồng (tăng 190 nghìn đồng).

Mức thu học phí học trực tuyến (học online), bằng 75% mức thu học phí học trực tiếp.

Hà Tĩnh xem xét điều chỉnh học phí từ năm học 2022 - 2023

Học sinh tiểu học ở các cơ sở công lập không phải đóng học phí.

Học sinh tiểu học không phải đóng học phí nhưng dự thảo nghị quyết cũng quy định mức thu học phí cho bậc học này, cụ thể: vùng 1 là 50 nghìn đồng; vùng 2 là 100 nghìn đồng và vùng 3 là 300 nghìn đồng. Mức học phí này dùng làm căn cứ để hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT, mức học phí tại dự thảo nghị quyết mà Hà Tĩnh xây dựng bằng mức thấp nhất trong khung học phí theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Từ năm học 2023-2024 trở đi, căn cứ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, mức độ tăng trưởng kinh tế hằng năm và khả năng chi trả của người dân, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định sửa đổi, điều chỉnh mức thu học phí nhưng không quá 7,5% so với mức thu của năm học trước đó.

Hà Tĩnh xem xét điều chỉnh học phí từ năm học 2022 - 2023

Dự thảo nghị quyết lần này cũng quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các trường công lập, trong đó có hoạt động bán trú.

Ngoài ra, để thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 và Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ, trong dự thảo nghị quyết, Sở GD&ĐT cũng tham mưu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục công lập. Đây là các khoản thu theo thỏa thuận và tự nguyện để hỗ trợ các hoạt động như: tổ chức bán trú, nước uống cho học sinh; sổ liên lạc điện tử, sổ theo dõi trẻ; dạy thêm, học thêm, học môn tự chọn; thi nghề, thi thử...

Trong dự thảo nghị quyết, các khoản thu này quy định mức thu tối đa; căn cứ tình hình thực tế, UBND cấp huyện, Sở GD&ĐT duyệt mức thu cụ thể cho từng cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý. Đây được xem là cơ sở pháp lý, tạo sự thống nhất, công khai, công bằng trong các các cơ sở giáo dục; khắc phục tình trạng lạm thu tăng cường sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước và xã hội.

XEM THÊM NGHỊ ĐỊNH 81 CỦA CHÍNH PHỦ TẠI ĐÂY.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn – dấu ấn tuổi 20

Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Gieo "hạt giống" yêu thương

Gieo "hạt giống" yêu thương

Khi gieo vào lòng trẻ thơ những “hạt giống” yêu thương sẽ góp phần hình thành nên những con người tử tế, biết sẻ chia và có trách nhiệm với cộng đồng.
Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.