Hiểu đúng về việc người dân được sử dụng pháo hoa

(Baohatinh.vn) - Nhiều người cho rằng sẽ được sử dụng pháo hoa nổ trong dịp lễ tết, sinh nhật nhưng thực tế thì cách nghĩ này là sai. Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Tĩnh sẽ giải thích rõ hơn về Nghị định 137/2020.

Cần nắm rõ khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ

Hiểu đúng về việc người dân được sử dụng pháo hoa

Hà Tĩnh bắn pháo hoa chào đón giao thừa năm 2020.

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.

Theo đó, tại khoản 1, Điều 17 Nghị định 137 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật”.

Ngay sau đó, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện một số bài viết với nội dung: Tết này lại giống tết xưa, người dân được bắn pháo hoa thoải mái hay chính phủ cho phép người dân “đốt pháo”… kèm theo là các hình ảnh bắn pháo hoa.

Chính điều mập mờ này đã vô tình tạo ra cách nghĩ sai lầm cho một bộ phận người dân khi nghĩ rằng sẽ được sử dụng pháo hoa thoải mái trong dịp lễ tết, sinh nhật, tiệc tùng… mà không vi phạm pháp luật.

Hiểu đúng về việc người dân được sử dụng pháo hoa

Đối tượng Hồ Sỹ Thẩm (SN 1977, xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, Nghệ An) bị ngành chức năng Hà Tĩnh bắt giữ khi có hành vi vận chuyển gần 13kg pháo từ Lào về Việt Nam vào tháng 1/2020.

“Mình chưa đọc kỹ nghị định nhưng thấy mọi người chia sẻ thông tin trên facebook về việc được đốt pháo hoa nổ thì cũng thấy háo hức”, anh Trần Hồng Anh (SN 1982, phường Hà Huy Tập, TP Tĩnh) chia sẻ.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Nam (SN 1990, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc) sau khi đọc được thông tin mà các fanpage chia sẻ trên mạng xã hội nên cũng đã nhắn tin có ý định rủ bạn mua pháo về đốt trong dịp Tết nguyên đán tới đây.

Người dân không được sử dụng pháo hoa nổ

Hiểu đúng về việc người dân được sử dụng pháo hoa

Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn: Vào dịp lễ tết, sinh nhật, người dân chỉ được sử dụng pháo hoa thông thường mà không phải là pháo hoa nổ. Người dân phải nắm rõ khái niệm về khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm pháp luật.

Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn – Trưởng Văn phòng Luật sư An Phát, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Tĩnh cho rằng đó là cách hiểu sai và có thể dẫn tới nhiều việc người dân vi phạm pháp luật. Nguyên nhân là người dân chưa hiểu đúng về khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ.

Luật sư Tuấn giải thích, trước đây, việc quản lý pháo nổ được quy định tại Nghị định 36/2009 của Chính phủ. Theo đó, pháo hoa được định nghĩa một cách chung chung, chưa đầy đủ “là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ”.

Nhiều người vẫn hiểu pháo hoa chỉ là loại mà lâu nay trong các dịp lễ, tết, chính quyền thường tổ chức bắn. Trên thực tế, pháo hoa có rất nhiều loại như: pháo hoa nổ (pháo hoa tầm thấp và tầm cao) và pháo hoa không nổ (có nhiều dạng, trong đó có một dạng mà chúng ta vẫn sử dụng bình thường lâu nay trong các tiệc cưới, sinh nhật).

Trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP Chính phủ vừa ban hành đã quy định rất cụ thể về các loại pháo, trong đó có pháo hoa. Tại Điểm a, b Khoản 1, Điều 3 của Nghị định này giải thích rất rõ về hai khái niệm này như sau: Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

Còn pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Hiểu đúng về việc người dân được sử dụng pháo hoa

Việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng các loại pháo nổ bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Như vậy, pháo hoa nổ là một dạng pháo nổ khác với pháo hoa thông thường ở chỗ khi sử dụng nó phát ra tiếng nổ và rít còn pháo hoa thông thường thì không.

Người dân chỉ được sử dụng pháo hoa thông thường mà không phải là pháo hoa nổ vào các dịp lễ, cưới, sinh nhật…

Như vậy, so với quy định trước đây tại Nghị định 36/2009 thì Nghị định 137/2020 vẫn giữ nguyên quy định và không cho phép cá nhân sử dụng pháo hoa nổ vào các dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi…, mà chỉ quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trình tự thủ tục của việc sử dụng pháo hoa nổ vào các ngày lễ, tết các sự kiện du lịch, văn hóa thể thao của dân tộc.

Đối với loại pháo hoa thông thường như lâu nay chúng ta vẫn sử dụng vào các dịp đám cưới, sinh nhật…, chính thức được định nghĩa cụ thể và đưa vào Nghị định để nhà nước quản lý chặt chẽ hơn.

Khoản 2, Điều 17 của Nghị định này cũng nêu, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháp hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Trường hợp nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ?

Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn cho hay: Tại Điều 11 của Nghị định 137, chỉ các trường hợp sau đây, các tỉnh, thành được tổ chức bắn pháo hoa nổ:

- Tết Nguyên đán: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn không quá 15 phút vào đêm giao thừa.

- Giỗ tổ Hùng Vương: Tỉnh Phú Thọ được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch.

- Ngày Quốc khánh: Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày 2/9

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ: Tỉnh Điện Biên được bắn không quá 15 phút vào 21 giờ ngày 7/5.

- Ngày Chiến thắng (30/4).

- Ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Chủ đề Pháo lậu

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.