Hoài niệm Hà Nội 60 năm trước

60 năm kể từ ngày hoàn toàn giải phóng (10/10/1954), Hà Nội đã có rất nhiều thay đổi. Những tòa cao ốc mọc lên mỗi ngày, những con đường lớn tiến ra ngoại ô với những cái tên mới. Hà Nội hiện đại có một vóc dáng và vị thế riêng, tuy nhiên, trong lòng nhiều người Hà Nội, vẫn không khỏi hoài cổ về một diện mạo của Hà Nội trước khi giải phóng, cũng như liệu những tên gọi, những dấu ấn kiến trúc của Hà Nội khi ấy, cái nào mất, cái nào vẫn còn…

Phố Hàng Đào trong lệnh giới nghiêm, trước khi quân giải phóng tiến vào thành phố.
Phố Hàng Đào trong lệnh giới nghiêm, trước khi quân giải phóng tiến vào thành phố.


Những biểu tượng Thủ đô

Nhờ những thước phim tư liệu màu quý giá của các nhà báo Nhật, mà tới nay chúng ta vẫn lưu giữ được hình ảnh của ngày giải phóng Thủ đô năm 1954, khi những đoàn quân tiến vào giải phóng Hà Nội qua 5 cửa ô và dọc trục đường Hàng Ngang – Hàng Đào (trục chính của khu phố cổ). Trong những thước phim này, có thể thấy khu phố cổ Hà Nội còn rất nguyên vẹn với đặc trưng “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”.

Có một điểm rất đặc biệt trong năm 1954, đó là quân đội ta không trực tiếp đánh Pháp ở Hà Nội, mà vẫn giải phóng được Thủ đô. Bởi thế, Thủ đô được giải phóng mà không phải chịu sự tàn phá của chiến tranh. Những công trình kiến trúc, nhà cửa hầu như được bảo tồn nguyên vẹn. Mãi đến những năm 80 sau này, khu phố cổ Hà Nội mới bị biến dạng đi bởi sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số.

Kiến trúc Hà Nội trước năm 1954 không chỉ có khu 36 phố phường. Theo KTS Bùi Xuân Tùng, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, phong cách kiến trúc của các công trình tại Hà Nội rất phong phú. Chỉ tính riêng trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm, kiến trúc cũng đã đa dạng về phong cách: Tiền thực dân, tân cổ điển, địa phương Pháp, Art – Décor, Trung Hoa. Đặc biệt, có một loại hình phong cách kiến trúc tiêu biểu, thích ứng khí hậu là kiến trúc Đông Dương, được kết hợp các ưu điểm của kiến trúc Đông – Tây.

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu của thời kỳ đó vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến tận ngày nay, đã trở thành niềm tự hào của Hà Nội. Nó khiến cho không ít du khách khi đến thăm Hà Nội, bỗng bắt gặp những góc phố quen của Thủ đô Paris hoa lệ nước Pháp.

Trong những công trình kiến trúc do người Pháp để lại thời kì trước năm 1954, không thể không kể đến cầu Long Biên. Cầu Long Biên, cây cầu sắt duy nhất bắc qua sông Hồng, được người Pháp xây dựng hoàn thành từ năm 1902 và nhận được sự ví von là “Tháp Eiffel nằm ngang”, lúc bấy giờ gắn với sự chiến bại của quân đội Pháp.

Nó đã chứng kiến những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội. Thời điểm ấy, đúng 16 giờ 30 phút ngày 9/10, khi toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên sang Gia Lâm, thì cũng là lúc cả Hà Nội bừng lên, tràn ngập cờ hoa sắc áo. Băng vải các màu căng ngang đường, với những khẩu hiệu: “Hồ Chí Minh muôn năm!”, “Hoan hô đoàn quân chiến thắng trở về!”…

Nếu như cầu Long Biên chứng kiến sự rút quân của Pháp, thì chỉ một ngày sau, Cột Cờ Hà Nội lại chứng kiến lễ thượng cờ của những đoàn quân Việt Minh chiến thắng. Theo lịch sử, Cột Cờ Hà Nội được xây dựng cùng thời với Thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812). Khi người Pháp phá Thành Hà Nội, họ định phá luôn Cột Cờ, nhưng may mắn là việc này đã không xảy ra.

Lễ chào cờ lịch sử tại Sân vận động Cột Cờ chiều ngày 10/10/1954.
Lễ chào cờ lịch sử tại Sân vận động Cột Cờ chiều ngày 10/10/1954.


Ngày 10/10, các đoàn quân tiến vào Thủ đô đã diễu hành qua các con phố và tập trung tại sân vận động Cột Cờ Hà Nội, trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức. Giây phút ấy, khi lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột Cờ Hà Nội, thật sự những người Hà Nội không thể nào quên.

Trải qua hơn 70 năm kể từ ngày Hà Thành thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết (1882), Cột Cờ do nhà Nguyễn xây dựng hết phải treo cờ Tây, cờ Nhật, cờ Tàu - Tưởng rồi lại cờ Tây; giờ đây mới được mang cờ của Tổ quốc mình.

Dòng chảy tên phố, tên đường…

Trên đất Hà Thành ngàn năm văn hiến, mỗi tên đường, tên phố cũng trải qua nhiều thăng trầm lịch sử.

Ngược dòng lịch sử, sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tháng 4/1945, chính phủ Trần Trọng Kim thành lập. Ngày 20/7/1945, Nhật giao lại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho người Việt quản lý về mặt hành chính. Bác sĩ Trần Văn Lai (1894 - 1975) được mời làm Đốc lý Hà Nội.

Trong thời gian ngắn ngủi gần một tháng, Bác sĩ Trần Văn Lai đã đổi lại các tên đường phố và công viên tại Hà Nội. Theo đó, các tên phố mang tên người Pháp được ông đổi sang tên các danh nhân Việt Nam: Các vua có công với đất nước, các tướng đã chỉ huy chống quân xâm lược, các nhà lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp, các nhà yêu nước, các nhà thơ nổi tiếng…

Có thể nhận thấy việc đặt tên cho các phố Hà Nội của bác sĩ Trần Văn Lai theo nguyên tắc sau: Các danh nhân lớn được đặt tên cho các phố lớn, các tên phố có những mối quan hệ với nhau được đặt gần nhau và các vườn hoa cũng được đổi theo tên phố. Chẳng hạn, xung quanh phố lớn Trần Hưng Đạo là các phố Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Bình Trọng, ngõ Tức Mặc, vườn hoa Bình Than…

Khi Pháp chiếm lại Hà Nội, chúng đổi lại tên đường phố như thời Pháp thuộc. Đến khi Thủ đô được giải phóng, tên gọi đường phố lại được Chính quyền ta đổi theo tên của bác sĩ Trần Văn Lai đặt. Tên một số phố cũ thời tạm chiếm bị bỏ. Các phố Pháp Quốc, Anh Quốc, Mỹ Quốc trở lại với tên Tràng Tiền, Hàng Khay và Tràng Thi; Đồng Khánh đổi thành Hàng Bài, Gia Long đổi thành phố Bà Triệu, Đại lộ Hàm Nghi đổi thành Trần Phú…

Và những tên phố sau năm 1954 ấy đã ổn định cho đến tận ngày nay.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.