Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế xem xét đưa thêm Remdesivir và các loại thuốc vào điều trị COVID-19

Tại cuộc họp chiều 6/8, các thành viên của Hội đồng chuyên môn đã thảo luận về các thuốc như: rối loạn đông máu thêm loại đường uống, kháng virus, kháng thể đơn dòng, diệt ký sinh trùng liệu pháp nằm sấp và thuốc Remdesivir trong điều trị bệnh nhân COVID-19

Chiều 6/8, tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đã tổ chức họp trực tuyến với các thành viên trên khắp cả nước về cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho biết, trong thời gian qua, Hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế xem xét đưa thêm Remdesivir và các loại thuốc vào điều trị COVID-19

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh- Phó Trưởng Tiểu ban điều trị và các thành viên của Hội đồng chuyên môn tại điểm cầu Bộ Y tế.

Việt Nam cũng luôn cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về COVID-19 trên thế giới cũng như chưa từ chối một phương pháp điều trị nào.

Theo các thành viên Hội đồng chuyên môn , việc cập nhật hướng dẫn chẩn đoán điều trị là một việc làm cần thiết để đáp ứng tình hình điều trị và công tác chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp các thành viên đã thảo luận về các thuốc điều trị hiện nay như thuốc điều trị rối loạn đông máu thêm loại đường uống; thuốc kháng virus; thuốc kháng thể đơn dòng, thuốc diệt ký sinh trùng; liệu pháp nằm sấp…. Trong đó có thuốc Remdesivir .

Đây là thuốc đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị COVID-19, cho bệnh nhân COVID nặng, thở máy/ECMO…

Trên cơ sở hướng dẫn chung của Bộ Y tế, các địa phương cũng phải phát huy tính chủ động, biện pháp nào điều trị tốt cho bệnh nhân COVID-19 cần phát huy nhằm giảm tử vong, giảm bệnh nhân chuyển nặng.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết sẽ chỉ đạo các bệnh viện trên toàn quốc chuẩn bị sẵn 40% giường bệnh; huy động toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế tất cả các chuyên ngành tham gia chống dịch kể cả bác sỹ thẩm mỹ, răng hàm mặt…

Liên quan đến thuốc Remdesivir điều trị COVID-19, đêm qua, lô thuốc Remdesivir đầu tiên đã về Việt Nam. Số lô thuốc này sẽ được phân bổ cho các tỉnh, thành phố đang có dịch COVID-19.

Do tình hình vận chuyển khó khăn, các lô hàng phải chia thành từng đợt nhỏ, nên thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 sẽ về liên tục nhiều đợt.

Dự kiến, đến tuần sau, sẽ có khoảng 100 nghìn lọ Remdesivir nữa về tới Việt Nam để kịp chuyển cho Bộ Y tế phục vụ khẩn cấp việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Trước đó, theo thông tin từ Bộ Y tế ngày 2/8, dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt - 500.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép.

Như vậy, chưa đầy 1 tuần, tập đoàn đã nhập khẩu khoảng hơn 100 nghìn lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19. Số lượng còn lại sẽ lần lượt được chuyển về Việt Nam ngay trong tháng 8/2021.

Việc nhập khẩu được số lượng lớn thuốc điều trị trong thời gian rất ngắn trong bối cảnh cả thế giới khó tiếp cận với thuốc Remdesivir là nỗ lực vì cộng đồng.

Lô thuốc điêu trị COVID-19 Remdesivir đầu tiên đã về đến Việt Nam trong đêm qua

Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19, từng được cựu Tổng thống Mỹ sử dụng để chữa COVID-19.

Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020, và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.

Liên quan đến thuốc này, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 với hơn 700 điểm cầu diễn ra ngày 2/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, ngay khi Remdesivir về Việt Nam sẽ dùng luôn để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, kể cả bệnh nhân trung bình.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, thông qua nguồn tặng, viện trợ, thời gian qua Việt Nam cũng đã sử dụng Remdesivir để điều trị cho một số bệnh nhân COVID-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả bước đầu cho thấy thuốc Redemsivir giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh.

Tuy nhiên, các chuyên gia điều trị lưu ý, người dân tuyệt đối không săn lùng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc này. Việc chỉ định, liều lượng sử dụng thuốc Remdesivir phải do các bác sĩ tại các cơ sở điều trị ra y lệnh

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?