Hơn 100 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam dịp cuối năm

Dự kiến trong 20 ngày cuối tháng 10, Việt Nam tiếp nhận gần 40 triệu liều vaccine. Số lượng vaccine về nước trong 2 tháng cuối năm là khoảng 65 triệu liều.

Chiều 11/10, Bộ Y tế họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố nhằm kiểm điểm tiến độ tiêm vaccine Covid-19.

Ngoài thông tin về tiến độ tiếp nhận vaccine, lãnh đạo Bộ Y tế chia sẻ về việc sắp ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.

“Vaccine về nhanh và nhiều”

Theo thống kê, đến hết ngày 10/10, Việt Nam tiếp nhận 87,7 triệu liều vaccine, chủ yếu là từ nguồn thương mại. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 81,7 triệu liều và tổ chức tập huấn toàn quốc hướng dẫn sử dụng các loại vaccine mới như Abdala, Hayat-Vax.

Đến nay, cả nước đã tiêm được gần 55 triệu liều. Gần 39 triệu người từ 18 tuổi đã tiêm mũi 1 (chiếm 54,3% dân số từ 18 tuổi), 16 triệu người đã tiêm mũi 2 (chiếm 22,1%).

Với khoảng 26 triệu liều vaccine tiếp nhận trong 10 ngày đầu tháng 10, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá lượng vaccine về gần đây nhanh và nhiều. Tốc độ tiêm vaccine được đẩy lên rõ nét, nâng tỷ lệ sử dụng lên 91% so với số vaccine được phân bổ.

Hơn 100 triệu liều vaccine dự kiến về Việt Nam dịp cuối năm

Tính đến ngày 10/10, Việt Nam đã tiếp nhận gần 90 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Đ.X

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng tỷ lệ này vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêm hơn nữa. Đến nay, có 8 tỉnh, thành phố đã bao phủ ít nhất 1 mũi vaccine cho trên 90% dân số từ 18 tuổi; 2 địa phương bao phủ được 70-80%; 4 tỉnh đạt 50-70% và có đến 49 tỉnh mới bao phủ 1 mũi vaccine cho dưới 50% người từ 18 tuổi. Một số tỉnh như Quảng Trị, Lai Châu, Kiên Giang, Yên Bái, Hà Giang… mới sử dụng 50-80% số vaccine được phân bổ.

TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng vaccine được phân bổ và người được tiêm cao nhất cả nước. Theo ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, địa phương đã tiêm 12,3 triệu liều vaccine, trong đó có hơn 7 triệu liều là mũi 1 co 98% người từ 18 tuổi và 5,3 triệu mũi 2 (tương đương 72%).

Ông Đức đánh giá nguồn vaccine được cấp cho TP. Hồ Chí Minh khá ổn định. Những ngày gần đây, người đến hạn tiêm mũi 2 đều được tiêm ngay. Ngoài tổ chức tiêm vét cho khoảng 140.000 người chưa được tiêm vaccine vì nhiều lý do khác nhau, TP. Hồ Chí Minh đang lên kế hoạch tiêm vaccine cho những người quay lại thành phố làm việc trong thời gian tới.

Sắp có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ 12-17 tuổi

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, dự kiến trong 20 ngày cuối tháng 10, Việt Nam có thể tiếp nhận gần 40 triệu liều vaccine từ các nguồn khác nhau. Số lượng vaccine trong 2 tháng cuối năm về Việt Nam dự kiến là hơn 65 triệu liều.

Bên cạnh việc đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine trong năm 2021, ông Tuyên đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch tiêm vaccine năm 2022. Dự kiến nhu cầu vaccine trong năm 2022 ở Việt Nam là 166 triệu liều để tiêm cho các đối tượng bao gồm trẻ em 12-17 tuổi.

Về việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người nước ngoài, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố thiết lập đầu mối liên hệ để các doanh nghiệp, địa phương lập danh sách. Các tỉnh phải tiêm bao phủ mũi 1 vaccine cho người nước ngoài trước ngày 31/10 và cập nhật số liệu lên hệ thống tiêm chủng.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Y tế đặc biệt lưu ý tiến độ giao nhận, vận chuyển vaccine về địa phương, đơn vị. Ông Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phân bổ về các kho của các quân khu. Các địa phương sau đó nhanh chóng đến tiếp nhận vaccine. Nếu năng lực bảo quản, công suất dây chuyền lạnh chưa đáp ứng được, các địa phương phải xây dựng lộ trình tiếp nhận với Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur các khu vực.

“Nếu quá thời gian trong lộ trình cam kết mà các địa phương không lên nhận, phải báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế để điều chuyển vaccine cho địa phương, đơn vị khác”, ông Tuyên nói và cho rằng việc tiếp nhận vaccine đã khó, khi có vaccine rồi phải thúc đẩy quá trình tiếp nhận, vận chuyển, triển khai tiêm nhanh nhất có thể để tăng tốc độ bao phủ.

Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Chương trình tiêm chủng quốc gia cũng đang xây dựng tài liệu tập huấn về việc tiêm vaccine cho trẻ em. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đang thảo luận trước khi quyết định tiêm chủng ở trường học hay ở nơi lưu trú.

Theo Zing

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?