Chương trình tuyên truyền của Hội Phụ nữ BĐBP Hà Tĩnh nhằm góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (Hương Khê) trong xây dựng gia đình hạnh phúc, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Anh Nguyễn Anh T. (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) hỏi: vợ chồng tôi cưới nhau khi cô ấy chưa đủ 18 tuổi nên không thực hiện việc đăng ký kết hôn. Vậy, tảo hôn là gì, khi nào tảo hôn được công nhận vợ chồng?
Thông qua chương trình truyền thông sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe sinh sản, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và ngăn chặn hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh.
Sau 5 năm triển khai Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cuộc sống của người Chứt đã sang trang mới. Họ đang dần thay đổi những tập tục lạc hậu, đặc biệt là hôn nhân cận huyết.
Từ năm 2015 lại nay, bản Rào Tre của đồng bào dân tộc Chứt ở Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có 8 đám cưới thì có 6 cặp vợ chồng đã tránh được tập tục hôn nhân cận huyết.
Thượng tướng Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội vừa đến thăm, tặng quà cho bà con dân tộc Chứt, bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và làm việc với các lực lượng chức năng tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Sáng nay (8/8), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Nam Hồng và Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Từ Văn Diện tiếp, làm việc với Đoàn công tác UBMTTQ Việt Nam do Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng dẫn đầu về thực hiện chính sách phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh.
Ngày 13/6, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành khảo sát công tác dân tộc và kết quả thực hiện Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, Hương Khê.