Kẽ hở pháp luật và “trái đắng” của người chơi phường, hụi

Thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xảy ra hàng loạt vụ “vỡ” phường, hụi với quy mô và mức độ khác nhau, thậm chí, có vụ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Dù ở mức độ nào, các vụ vỡ phường, hụi đều gây ra nhiều hệ lụy. Không ít người rơi vào cảnh trắng tay, có người tìm đến cái chết, mong thoát khỏi cảnh nợ nần chồng chất...

Minh họa từ internet
Minh họa từ internet

Dù đã xảy ra không ít hậu quả đau lòng từ các vụ “vỡ” phường, hụi nhưng hành lang pháp lý để giải quyết triệt để những vụ việc nêu trên chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng. Với người chơi phường, hụi, không ít giao dịch chỉ được thực hiện bằng miệng hoặc mảnh giấy ghi sơ sài, không hội đủ cơ sở pháp lý cần thiết. Do đó, khi bị vỡ hụi, dù các chủ hụi có trốn hay không, việc các “hụi viên” khởi kiện để đòi lại tài sản đã mất là cả một quá trình hết sức khó khăn.

Các vụ “vỡ” phường, hụi thường có phản ứng dây chuyền, gây tác động xấu đến an ninh trật tự, KT-XH. Do đó, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những quy định đầy đủ, cụ thể hơn về việc chơi phường, hụi của người dân; có chế tài xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng lòng tin của người khác để lừa đảo, trục lợi.

Đối với những người tham gia phường, hụi, trong quá trình chơi cần có sổ sách ghi chép cẩn thận, giấy tờ biên nhận rõ ràng, có chữ ký của cả hai bên về việc giao nhận tiền. Đặc biệt, trước khi quyết định tham gia vào một phường, hụi nào đó, người chơi cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan. Việc hiểu rõ bản chất của mô hình phường, hụi là yếu tố, thông tin quan trọng để lựa chọn những người “cầm cái” cũng như các thành viên trong nhóm có độ tin cậy cao, lý lịch rõ ràng, có khả năng về tài chính.

Trong điều kiện hiện nay, các quỹ tiết kiệm, các tổ chức hỗ trợ vay vốn của Nhà nước xuất hiện ngày càng nhiều, có độ an toàn cao. Ngoài các “kênh” vay vốn trên, khi cần, người dân có thể đến các ngân hàng với mức lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Thiết nghĩ, nếu không thật sự cần thiết, người dân nên hạn chế tối đa việc tham gia những đường dây phường, hụi khi chưa nắm rõ thông tin, nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.