Khẩn trương triển khai phương án ứng phó cơn bão mạnh và nguy hiểm

(Baohatinh.vn) - Chiều 13/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp trực tuyến với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố, thị xã về công tác triển khai chủ động ứng phó với diễn biến cơn bão số 10. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cùng dự.

khan truong trien khai phuong an ung pho con bao manh va nguy hiem

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Các địa phương triển khai ngay các phương án chủ động ứng phó bão số 10 để đảm bảo an toàn hồ đập, vùng hạ du

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương bão số 10 là cơn bão rất mạnh, nguy hiểm chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây. Bão mạnh, di chuyển với tốc độ nhanh và có khả năng kèm theo mưa lớn tập trung trên diện rộng. Cơn bão số 10 có khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn Hà Tĩnh.

khan truong trien khai phuong an ung pho con bao manh va nguy hiem

Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh: Nhận định cơn bão số 10 với diễn biến hết sức phức tạp, có thể đổ bộ vào Hà Tĩnh sức gió mạnh, lượng mưa lớn nên các địa phương cần phải khẩn trương triển khai ứng phó

Ông Ngô Đức Hợi – Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết: Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 6.102 tàu thuyền với 17.676 lao động nhưng hiện có 1.850 tàu thuyền với 6.898 người hoạt động trên biển. Trong đó, số tàu đánh bắt xa bờ 480 tàu với 2.570 người; tàu đánh bắt ven bờ có 1.370 tàu với 4.328 người đã liên lạc và nắm bắt được thông tin về bão số 10. Tại vùng biển Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh có 152 tàu với 875 người; tại vùng biển Bình Thuận - Vũng Tàu có 3 tàu với 34 người; tại vùng biển Đà Nẵng - Quảng Ngãi có 6 tàu với 36 người; đánh bắt ven bờ hoạt động từ vùng biển Nghệ An đến Quảng Bình có 1.370 tàu với 4.328 người.

khan truong trien khai phuong an ung pho con bao manh va nguy hiem

Ông Ngô Đức Hợi - Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCBL - TKCN tỉnh: Hiện chưa kiểm soát tàu thuyền vào bờ, vì vậy cần tìm mọi cách để thông báo, hướng dẫn các thuyền vào nơi neo đậu an toàn. Tỉnh nên có lệnh cấm tàu thuyền ra biển ngay chiều nay.

Dung tích các hồ chứa hầu hết đạt từ 54% - 100% dung tích thiết kế, một số hồ chứa lớn như Kẻ Gỗ có dung tích nước 208/345 triệu m3 (đạt 60,3% dung tích thiết kế và đạt 480,4% so với cùng kỳ 2016); hồ Sông Rác có dung tích nước 68/124,5 triệu m3 (đạt 54% dung tích thiết kế và đạt 213% so với cùng kỳ 2016). Đây là năm các hồ chứa lớn có mực nước cao so với cùng kỳ trong hơn 10 năm trở lại đây.

Diện tích lúa hè thu trên địa bàn tỉnh chưa thu hoạch còn lại khoảng 5% so với kế hoạch; hiện chỉ mới có Đức Thọ và Vũ Quang đã thu hoạch xong 100%; các huyện còn lại mới chỉ đạt từ 79 đến 95%, đặc biệt là các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn và thị xã Hồng Lĩnh vẫn còn nhiều diện tích chưa thu hoạch.

khan truong trien khai phuong an ung pho con bao manh va nguy hiem
khan truong trien khai phuong an ung pho con bao manh va nguy hiem

Lãnh đạo huyện Nghi Xuân kiểm tra trang thiết bị an toàn tại Hải đội 102 Cảnh sát biển vùng 1 ở xã Xuân Phổ

Tại cuộc họp, một số sở, ngành, tiểu ban và một số địa phương đã báo cáo công tác chủ động ứng phó theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh, trong đó, phương án di dân, kêu gọi tàu thuyền vào bờ, quản lý vận hành hồ đập, thu hoạch lúa hè thu và bảo vệ, thu hoạch cây ăn quả...

khan truong trien khai phuong an ung pho con bao manh va nguy hiem

Điểm cầu Thạch Hà (Ảnh: Thùy Dương)

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn nhấn mạnh: Trước nhận định diễn biến cơn bão rất phức tạp, tăng cấp nhanh, các ngành, địa phương cần thường xuyên cập nhật thông tin, cảnh báo kịp thời để người dân chủ động ứng phó. Trong đó, tiếp tục kêu gọi tàu thuyền vào bờ neo đậu an toàn; huy động mọi lực lượng, phương tiện khẩn trương thu hoạch lúa hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; bảo vệ và thu hoạch cây ăn quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương triển khai ngay các phương án chủ động ứng phó bão số 10 với các tình huống để đảm bảo an toàn các hồ đập, vùng hạ du; có phương án di dời dân vùng ven biển và vùng lũ quét; kiểm soát toàn bộ các công trình đang thi công và các tuyến đường giao thông trọng điểm...

Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam

Nghi Xuân hiện có 3 địa điểm ẩn chứa nhiều rủi ro khi bão số 10 ập đến, trong đó đáng chú ý là phải di dời 170 hộ dân ngoài đê thuộc các xã Xuân Hội, Cương Gián cùng một số hộ dân khác tại các điểm thường xuyên bị sạt lở thuộc các xã Xuân Lam, Xuân Hồng và đặc biệt là tại khu vực đảo nổi Hồng Lam, thuộc xã Xuân Giang.

Huyện đã chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức kêu gọi các tàu thuyền đang đánh bắt trên biển dừng mọi hoạt động để về nơi trú ẩn, neo đậu an toàn. Đến 17h chiều 13/9, toàn huyện Nghi Xuân chỉ còn 4 tàu cá vỏ thép đang trên đường trở về cảng cá Xuân Hội. Về sản xuất nông nghiệp, hiện phần lớn diện tích đã thu hoạch, còn khoảng hơn 20 ha, các xã cam kết muộn nhất sáng ngày mai gặt xong.

Chủ đề Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.