Hầu hết trạm xăng đều yêu cầu người điều khiển tắt máy xe khi nạp nhiên liệu. Khi vào trạm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong bình do đó hơi xăng có thể ra ngoài không khí, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô, hanh. Nếu để máy xe nổ liên tục trong quá trình đổ xăng khiến nhiệt độ động cơ, hệ thống truyền động nóng lên, kết hợp với tia lửa điện khi máy đang hoạt động dẫn tới cháy nổ.
Trước đó theo khuyến cáo của Viện dầu khí Mỹ API, tài xế cần nhớ rõ 3 quy tắc khi vào trạm xăng là tắt máy, không hút thuốc hoặc sử dụng tia lửa sống và không được vào xe nếu đã bước ra ngoài cho tới khi tiếp nhiên liệu xong.
Nổ máy ô tô khi đổ xăng rất nguy hiểm tài xế nên tránh
Lý giải cho điều này, bên cạnh nguy cơ cháy nổ khi để động cơ hoạt động như ở trên, API cho biết cơ thể có thể tích điện khi người lái trở lại vào xe rồi bước ra cầm vào vòi phun xăng, dẫn tới xăng bắt và cháy nổ. Điều này cũng tương tự cho những người ngồi trên xe, không nên ra ngoài suốt quá trình đổ xăng, nếu cần thiết phải ra hãy chạm tay vào bộ phận kim loại nào đó của xe rồi mới mở cửa bước ra ngoài.
Còn tại Việt Nam, các cây xăng cũng dán những giấy khuyến cáo ba biện pháp an toàn là tắt máy, không điện thoại và không hút thuốc. Ở Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, (UAE), quy định là động cơ phải được tắt khi xe đổ xăng. Phần lớn người dân địa phương phớt lờ nguyên tắc an toàn này. Đó là bởi nhiệt độ ở khu vực này quá cao, nhất là vào mùa hè, và các tài xế vẫn để nổ máy để giúp điều hòa vẫn hoạt động, và thường là hoạt động hết công suất làm mát, nhất là khi trên xe có hành khách đi cùng.
Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định, thời gian đổ xăng 4-5 phút sẽ chưa đủ để xe hạ nhiệt độ quá nhanh, nên mức nhiệt trong xe vẫn dễ chịu cho hành khách. Khi quá trình đổ xăng kết thúc cũng là lúc vòi xăng cắm trở lại cây bơm xăng, nắp bình xăng đóng kín, không còn xăng vương vãi ra ngoài, tia lửa điện cũng không thoát ra ngoài được nên không thể gây cháy nổ. Thực tế đã chứng minh, mọi xe máy đều phải khởi động trở lại khi đổ xăng xong. Lượng xăng tiêu tốn khi để máy chờ và khởi động lại là tương đương nhau.
Vậy nên nếu như là một tài xế ít kinh nghiệm sử dụng xe ô tô thì luôn cần nhớ một quy tắc rằng, khi đến trạm xăng, hay tắt máy rồi mới xuống xe đổ xăng, để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người khác. Điều đơn giản này chẳng bao giờ là thừa cả.
Cũng theo một số chuyên gia, dù nguy cơ bắt cháy nổ khi để xe nổ máy là rất khó, nhưng không phải không thể xảy ra. Do đó, khuyến cáo an toàn nhất mà hãng xe cũng như các cơ quan quản lý an toàn đưa ra là tắt máy rồi mới xuống xe đổ xăng.