Tôi ngồi xuống cạnh má, lơ đãng nhìn khói nắng vàng hanh xuyên qua khung cửa đã bợt bạt vì gió mưa, nhận ra mình bao năm vẫn như trẻ nhỏ chơi xa thèm nghe tiếng má gọi về. Vài sợi tóc bạc của má khẽ bay bay giữa vuông nắng mơ màng, níu lòng chùng xuống.
Trước đây, trong mái bếp của mỗi gia đình, ngoài chỗ để mắm muối và đun nấu, thì bao giờ cũng có một gian rộng chuyên dùng đựng thóc lúa, giần sàng, chiếc cối giã gạo cùng chiếc cối xay thóc được làm bằng tre.
Chợ tết, trong ký ức nhiều người, hẳn rằng đó không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà đó còn là nơi chứa đựng những nét văn hóa truyền thống của quê hương, là cả một trời kỷ niệm thiêng liêng. Với nhiều người dân Hà Tĩnh, đi chợ tết luôn là một sự kiện đặc biệt dịp cuối năm.
Tự nhiên những ngày này, tôi lại hay nghĩ về thôn quê Hà Tĩnh, về cánh đồng, về vụ gặt. Mẹ tôi vẫn có thói quen vo gạo bằng cái rá đan bằng tre, dần sàng, thúng mủng bằng tre, mặc dù bây giờ đồ nhựa nhiều, lắm sắc màu, lại rẻ.
Những năm tháng phiêu bạt xứ người, thổn thức trong tôi là nỗi nhớ da diết bữa cơm quê dân dã, chân chất vị nắng mưa mà mẹ đã trọn lòng gửi vào đó tình yêu thương đậm đà.
Bắt đầu từ màu vàng cam lấm tấm phấn mịn của bông bí vườn nhà, từ hây hây ngọn gió nồm thổi rơi lất phất những cánh hoa xoan tím mơ màng trước sân, tôi nhận ra tháng ba đã về, đằm thắm và dịu dàng tựa một giấc mơ xuân.
Trong vô vàn ký ức về những cái tết xưa cũ, gánh hàng tết của mẹ có lẽ là hình ảnh theo chúng tôi mãi về sau. Gánh hàng không chỉ mang về cái tết no đủ mà còn gồng gánh cả tuổi thơ của chị em tôi.
Trong ký ức tuổi thơ của tôi, con sông trước làng như một dải tơ lụa kéo dài tít tắp về phía chân trời. Cứ mỗi độ chiều tà, con sông trở nên đượm buồn, u tịch.
Cái “rét ngọt” miền sơn cước như sợi chỉ mảnh miết lên từng thớ thịt. Từng cơn gió lạnh chiều cuối đông thốc vào mặt, len qua những lớp áo khăn dày như muốn xuyên thấu xương. Trong những lều quán xiêu vẹo, những lao động tự do ở khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đang bươn trải mưu sinh.