Nhớ cối xay thóc

(Baohatinh.vn) - Trước đây, trong mái bếp của mỗi gia đình, ngoài chỗ để mắm muối và đun nấu, thì bao giờ cũng có một gian rộng chuyên dùng đựng thóc lúa, giần sàng, chiếc cối giã gạo cùng chiếc cối xay thóc được làm bằng tre.

Cối xay gồm 3 bộ phận là chân cối, thân cối và tay truyền lực. Phía ngoài thân cối xay được bao bọc bởi những sợi nan tre hoặc dây mây quấn theo vòng tròn. Phía trong được nhồi đất thịt nện chặt rồi được chêm vô số những thanh tre nhỏ gọi là nêm cối.

Nhớ cối xay thóc

Cối xay gồm 3 bộ phận là chân cối, thân cối và tay truyền lực. Ảnh internet

Thân cối gồm 2 thớt khá đều nhau, mỗi thớt cao chừng một gang tay và cao khoảng một vòng tay người ôm. Thớt dưới được đặt cố định với chân cối làm bằng 2 đoạn tre già, dài chừng một mét rưỡi. 2 đầu của mỗi đoạn tre đều có chân đỡ. Vì vậy, giữa cối xay và mặt đất bao giờ cũng có một khoảng trống, cao chừng nửa gang tay để luồn nong, nia vào hứng gạo mỗi khi xay thóc.

Ở giữa thớt dưới là một trục gỗ to bằng cổ tay, dùng để giữ cho thớt trên chuyển động xoay tròn, dẫn thóc chảy từ miệng cối xuống, lọt vào các rãnh nhỏ và nông ở mặt thớt dưới. Thớt trên có gắn một đoạn gỗ được khoét lỗ 2 đầu, chìa ra khỏi vành cối, dùng để lắp với tay truyền lực.

Tay truyền lực là một đoạn tre dài khoảng 2m; một đầu lắp với cối xay còn đầu kia được đóng vuông góc vào khoảng giữa một đoạn tre khác. Khi xay, tay truyền lực được treo lên để giảm sức nặng, còn khi không dùng đến nữa thì tay truyền lực có thể được tháo ra khỏi cối, cất đi cho gọn gàng.

Xay thóc là công việc nhọc nhằn, vất vả mà thường làm tranh thủ vào buổi đêm, vì ban ngày còn mải chăm việc cấy cày. Mẹ tôi thường dậy từ canh tư, lụi cụi thắp đèn rồi đổ thóc vào cối và hì hục xay. Đứng ở tư thế chân trước chân sau, mẹ vịn 2 tay vào tay truyền lực của cối mà thoắt kéo, thoắt đẩy giúp cối xay xoay tròn nhịp nhàng, đều đặn; gạo và vỏ trấu cũng nhịp nhàng rơi xuống mặt nong như mưa. Tiếng cối xay rì rì, nặng nhọc lan trong đêm vắng.

Xay thóc phải quay đều tay, nếu không thóc sẽ “sống” nhiều hoặc hạt gạo sẽ bị nát. Không chỉ mùa hè mà ngay cả những đêm đông lạnh giá, lưng áo mẹ và vầng trán đều ướt đẫm mồ hôi sau một hồi vật lộn với chiếc cối xay. Sau đó, mẹ lại bận rộn tay giần, tay sàng để phân loại gạo. Gạo còn lẫn nhiều thóc sẽ được mẹ đổ riêng vào một thúng. Chỗ gạo ấy còn phải tốn nhiều thời gian và công sức nữa!

Nhớ cối xay thóc

Ngày xưa nhà nào cũng có cối giã gạo. Ảnh minh họa từ Internet

Cối xay thóc bao giờ cũng đi liền với cối giã gạo. Cối giã gạo được khoét dưới nền bếp, kích thước nhỏ hơn nhưng lại sâu hơn chiếc thúng đựng thóc. Chày giã gạo là một thân cây gỗ to, dài từ 3-4m, được lắp đặt theo kiểu cầu bập bênh. Đầu chày đóng vuông góc với một đoạn thân gỗ khác dài nửa mét, trực tiếp nện vào lòng cối.

Nhớ cối xay thóc

Ký ức về mẹ thường gắn với hạt lúa, với cánh đồng làng...Ảnh minh họa từ internet.

Mẹ tôi đứng ở một đầu chày, tay vịn vào sợi dây treo trên mái bếp để lấy thế và dùng chân đẩy thân gỗ xuống rồi lại thả ra để chày bật lên; cứ nhịp nhàng và nhẫn nại như thế. Tiếng chày giã gạo chắc nịch, nặng nhọc âm rung nền bếp và vách bếp. Mẹ vừa làm quần quật, vừa ngắm những hạt gạo trắng thơm đang tự đảo mình trong lòng cối, mỗi lúc một trắng hơn và bụi cám nhỏ li ti bay tơi bời trên nền đất.

Cái nhịp điệu xay, giã, giần, sàng của mẹ cứ xoay vòng qua bao tháng bao năm. Giờ đây, người phụ nữ nông thôn đã bớt đi nỗi nhọc nhằn của công việc ấy bởi đã có máy xay xát tiện lợi hơn. Nhưng hình ảnh của chiếc cối xay thóc cùng cối giã gạo chuyên cần vẫn còn hiển hiện trong ký ức của mẹ và những người dân quê tôi.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.