Thủ tục linh hoạt, được vay vốn lâu dài với lãi suất ưu đãi, hàng nghìn thanh niên Hà Tĩnh đang phấn khởi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư sản xuất - kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gói vay quy mô 500 tỷ đồng của Agribank Hà Tĩnh II đã giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trong bối cảnh nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19.
Từ 14/4 - 30/4/2023, những khách hàng vay vốn tại Vietcombank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh để mua ôtô thương hiệu Hyundai sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 0%/năm.
Gói vay 500 tỷ đồng lãi suất ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vừa được Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II triển khai với khung lãi suất 7,5%/năm.
Sau hơn 1 năm triển khai, 2 gói vay ưu đãi của Ngân hàng BIDV đã trở thành nguồn lực quan trọng giúp cán bộ, nhân viên ngành y tế ở Hà Tĩnh đầu tư xây dựng nhà cửa, phục vụ tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tĩnh đang triển khai các gói gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi nhằm đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn những tháng cuối năm.
Sau gần 2 tháng triển khai, các gói tín dụng đặc biệt của BIDV đã giải ngân gần 240 tỷ đồng cho hơn 4.000 khách hàng là cán bộ, công nhân viên ngành Y tế Hà Tĩnh.
Lãi suất thấp, thủ tục linh hoạt nên nhiều người dân Hà Tĩnh đang háo hức tiếp cận gói vay 100.000 tỷ đồng hỗ trợ ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Agribank nhằm tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh.
Gói vay 500 tỷ đồng lãi suất ưu đãi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vừa được Agribank chi nhánh Hà Tĩnh II triển khai. Sau hơn 20 ngày “mở két”, ngân hàng đã giải ngân 190,438 tỷ đồng cho 976 khách hàng.
Thời điểm này, bên cạnh đẩy mạnh vốn ra nền kinh tế dịp cuối năm thì các ngân hàng Hà Tĩnh cũng bắt đầu “chạy” chương trình huy động vốn cao điểm. Song, so với năm 2019 thì thị trường năm nay kém sôi động hơn...
Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh Phan Viết Phong cho biết, đơn vị vừa có quyết định giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân Hà Tĩnh bị thiệt hại do lũ lụt.
Trong những năm qua, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã “tiếp sức” cho người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Trong những năm qua, hàng nghìn học sinh nghèo Hà Tĩnh được chắp cánh ước mơ đến với giảng đường đại học nhờ nguồn vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách - Xã hội…
Hơn 10 năm qua, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) Hà Tĩnh đã tiếp sức cho trên 210 dự án vay vốn đầu tư, đặt nền móng hình thành hàng trăm mô hình kinh tế tiềm năng.
Nhiều tháng nay, đều đặn những chiếc xe tuyên truyền lưu động của Agribank Hà Tĩnh II đi khắp các địa bàn phụ trách để giới thiệu, quảng bá, đưa dịch vụ ngân hàng đến tận người dân theo cách chủ động nhất.
Có thể nói, thị trường tín dụng ở Hà Tĩnh năm 2019 đã đảm đương xuất sắc vai trò “đường băng”. Môi trường kinh doanh ổn định, chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng vững vàng là điều kiện để tín dụng năm 2020 “cất cánh”…
Nguồn vốn huy động kỳ hạn trung và dài hạn của toàn hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay đạt gần 27.800 tỷ đồng, chiếm 50,33% tổng huy động vốn. Tỷ trọng này tăng 25,34% so với cuối năm ngoái.
Bước sang tháng 10, trong khi các ngân hàng quốc doanh vẫn không có sự thay đổi nhiều về lãi suất tiền gửi thì những cái tên như: SHB, Bắc Á, HD Bank tiếp tục đứng đầu bảng về lãi suất tiết kiệm trên thị trường Hà Tĩnh.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh, đến đầu tháng 10, nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đạt hơn 54.800 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Trong số này, có trên 80% là tiền gửi tiết kiệm dân cư...
Nhằm thu hút nguồn vốn lớn vào dịp cuối năm, nhiều ngân hàng ở Hà Tĩnh đã điều chỉnh tăng thêm lãi suất tiền gửi, “tung” quà tặng lên đến cả tỷ đồng để giữ chân khách hàng…
Sau khi lãi suất cho vay hạ thêm 0,5%/năm vào hôm 1/8, các ngân hàng Hà Tĩnh đã bắt đầu “áp” mức lãi suất 5,5%/năm cho lĩnh vực ưu tiên. Điều này, phần nào đáp ứng nhu cầu vốn giá rẻ của người cần vốn, tuy nhiên doanh nghiệp (DN) và người dân còn mong đợi nhiều hơn ở chính sách tiền tệ…
Nhiều năm lại đây tại thị trường Hà Tĩnh, món vay dùng để mua đất, làm nhà đã giải quyết đáng kể trong chỉ tiêu dư nợ của các ngân hàng. Để hút lượng khách hàng tiềm năng này, các ngân hàng đều có chính sách ưu tiên hấp dẫn. Tuy nhiên, khi thời hạn ưu tiên hết, khách hàng có khi phải đối mặt với khoản lãi không lường trước…
Có một nghịch lý luôn tồn tại, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) Hà Tĩnh là một trong những thành phần được ưu tiên vay vốn ngân hàng, nhưng không phải bao giờ họ cũng thuận lợi trong tiếp cận vốn. Trong khi, các ngân hàng thương mại vẫn cho rằng mình thừa vốn và sẵn sàng đẩy cao tăng trưởng ở lĩnh vực cho vay này…
Đầu tháng 4/2019, lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ được ấn định giữ nguyên mức 0,48%/năm. Thông tin này thực sự là niềm vui đối với những người thu nhập thấp Hà Tĩnh muốn “chạm” ước mơ sở hữu căn nhà của mình bằng vốn vay ưu đãi trong năm nay...
Mức lãi suất gửi tiết kiệm cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên được các ngân hàng đẩy lên cao, ở mức 8%/năm, thậm chí là 8,9%/năm với tiền gửi từ 18 tháng. Đây được xem là thời điểm “vàng” để các ngân hàng Hà Tĩnh tăng vốn trung, dài hạn của mình.
Đầu năm 2019, Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank tiên phong giảm 0,5% lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Việc “áp” lãi suất vay mới này tạo bước đà thuận lợi cho các ngân hàng Hà Tĩnh trong cuộc đua tăng trưởng tín dụng, đồng thời mở ra kỳ vọng một làn sóng giảm lãi suất cho vay ở tất cả ngân hàng...
Dư nợ của Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) hiện đạt trên 335,5 tỷ đồng. Với nguồn vốn vay ưu đãi này, gần 9,3 ngàn hộ dân đã được tiếp sức phát triển kinh tế, vươn lên từng bước làm giàu.
Triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân, thời điểm cuối năm 2018, mức huy động vốn của hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.