“Chắp cánh” ước mơ cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong những năm qua, hàng nghìn học sinh nghèo Hà Tĩnh được chắp cánh ước mơ đến với giảng đường đại học nhờ nguồn vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách - Xã hội…

“Chắp cánh” ước mơ cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh

Thông qua các tổ tiết kiệm & vay vốn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Hà Tĩnh thường xuyên đẩy mạnh chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên

Ông Phan Đình Hùng ở thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài (Thạch Hà) vẫn nhớ như in ngày đứa con gái thứ 2 đỗ vào Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cách đây 3 năm. Tự hào và hãnh diện bao nhiêu thì trong lòng ông cũng lo lắng, rối bời bấy nhiêu bởi kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào hơn mẫu ruộng, liệu có theo con cái học hành suốt 5 năm trời?!

“Lúc đó, chúng tôi phải giấu nỗi lo lắng đi, động viên con gái nhập học. Miễn là con ham học thì cha mẹ sẽ tiếp tục cố gắng. Nghĩ vậy, tôi liên hệ với tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) của Phòng Giao dịch Thạch Hà, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Hà Tĩnh xin vay vốn chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên với số tiền 15 triệu đồng/năm để trang trải học phí cho con” - ông Hùng bộc bạch.

“Chắp cánh” ước mơ cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh

Thu nhập chỉ từ nông nghiệp, ông Hùng lo được cho hai con vào đại học nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách - Xã hội.

Vừa nói, ông vừa nhìn lên bức ảnh cưới treo trên tường: “Đó là con gái đầu của tôi, cũng nhờ vốn của Ngân hàng Chính sách - Xã hội mà bây giờ được làm cô giáo rồi”.

Đến nay, tổng dư nợ là 45 triệu đồng, ông đang tính sẽ vay thêm 15 triệu đồng nữa để con gái hoàn thành năm học thứ 4. Điều mà ông Hùng yên tâm nhất là trong thời hạn phát tiền vay, gia đình chưa phải trả nợ gốc và lãi cho đến khi con gái ông có việc làm (không quá 12 tháng sau khi kết thúc khóa học - theo mục 2, điều 9 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Lãi tiền vay chỉ 0,5%/tháng và được hưởng chính sách ưu đãi nếu trả được trước hạn.

“Chắp cánh” ước mơ cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh

Dư nợ của ông Hùng hiện là 45 triệu đồng, giải ngân trong 3 năm

Đó cũng là niềm tin của tân sinh viên Trần Thị Phương ở xã Xuân Lộc (Can Lộc) khi cầm giấy báo nhập học trong tay: “Lúc quyết định thi vào đại học, em cũng phân vân lắm, nhưng được gia đình động viên nên em không từ bỏ ước mơ của mình. Nhất là được biết đến nguồn vốn vay học sinh, sinh viên, em vui lắm. Nhất định em sẽ học thật giỏi, ra trường đi làm để trả nợ thay cho bố mẹ”.

Trong tâm niệm của ông Trần Toại Nguyện - Giám đốc Phòng Giao dịch (PGD) huyện Đức Thọ (Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội Hà Tĩnh) luôn dành sự ưu tiên đặc biệt để mở rộng nguồn tín dụng đối với học sinh, sinh viên, nhằm tiếp sức cho sinh viên nông thôn và sinh viên nghèo thực hiện ước mơ của mình.

Ông Nguyện cho biết: “Vì không đủ chi phí, nhiều gia đình phải để con chọn trường học gần nhà, ít chi phí mà bỏ lỡ những cơ hội lớn. Vì thế, PGD tăng cường tập huấn cho tổ TK&VV, truyền tải sâu rộng chính sách ưu việt của chương trình đến bà con để các sinh viên nghèo được chắp cánh ước mơ. Chúng tôi đảm bảo giải ngân nhanh, kịp thời, tạo điều kiện cho các cháu nhập học đúng hạn, tránh việc người dân nghèo phải tìm đến “tín dụng đen”.

“Chắp cánh” ước mơ cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh

Chương trình tín dụng theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang được phổ biến rộng rãi đến người dân.

Đến nay, tổng dư nợ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên của PGD đạt gần 21,8 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay đạt hơn 4,9 tỷ đồng, đứng đầu toàn tỉnh. Từ tháng 10 - 11 tới, chương trình sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng cao, đáp ứng thanh toán tiền học phí, chi phí mua sắm sách vở cho năm học mới của sinh viên.

Cùng trong nhóm các PGD có doanh số cho vay cao nhất kể từ đầu năm nay còn có: PGD Can Lộc (hơn 3 tỷ đồng); PGD Hương Sơn (gần 3,8 tỷ đồng); PGD Cẩm Xuyên (2,12 tỷ đồng)…

“Chắp cánh” ước mơ cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh

Hơn 5.000 sinh viên Hà Tĩnh được “chắp cánh” ước mơ giảng đường đại học (Ảnh minh họa).

Theo Chi nhánh Ngân hành Chính sách - Xã hội Hà Tĩnh, tổng dư nợ của tín dụng học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn tỉnh đạt hơn 147,63 tỷ đồng với trên 5.217 khách hàng vay vốn.

Món vay nhỏ, chương trình tín dụng này cũng chỉ chiếm tỷ lệ “khiêm nhường” hơn so với các tín dụng chính sách khác. Song, nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hiện thực hóa giấc mơ “đèn sách” của hàng nghìn sinh viên nghèo Hà Tĩnh.

Vào cuối năm 2019, hạn mức cho vay được điều chỉnh lên 2,5 triệu đồng/tháng/sinh viên (so với 1,5 triệu đồng/tháng/sinh viên như trước). Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần xem xét và tiếp tục nâng hạn mức cho vay đối với chương trình tín dụng này, đạt ở mức khoảng 5 triệu đồng/tháng, nhằm đáp ứng tốt hơn việc trang trải học tập cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.