Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?

Liên quan đến vụ việc làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19, Công an TP Dĩ An (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự 2 người để điều tra, làm rõ. Dưới góc độ pháp lý, luật sư khuyến cáo người dân cần nắm rõ quy định về tiêm vaccine, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng trục lợi, lừa đảo.

Công an TP Dĩ An đã tạm giữ hình sự hai người gồm: Huỳnh Châu Hồng Ngọc (39 tuổi) và Phan Quốc Phong (29 tuổi) để điều tra về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 .

Một người liên quan khác là Vũ Thị An (34 tuổi, ngụ TP Dĩ An), sau khi bị công an tạm giữ đã được cho về nhà, củng cố hồ sơ tiếp tục xử lý sau.

Làm giả hồ sơ để tiêm vaccine COVID-19 sẽ bị xử lý thế nào?

Người dân cần nắm rõ quy định về tiêm vaccine phòng COVID-19, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng trục lợi, lừa đảo. Ảnh minh họa.

Cụ thể, Công an TP Dĩ An cho biết, qua tiếp nhận nguồn tin từ Công an phường Tân Bình về việc qua khám sàng lọc và xét nghiệm nhanh COVID-19 đối với các trường hợp có giấy mời để tiêm vaccine COVID-19 thì phát hiện có một số bộ hồ sơ nghi là giả.

Tiến hành điều tra, Công an TP Dĩ An đã làm rõ đối tượng Vũ Thị An đã mua 4 bộ hồ sơ để tiêm vaccine từ Phan Quốc Phong với giá 3 triệu đồng. Sau đó, An đưa số hồ sơ này cho một số người (không thuộc đối tượng tiêm vaccine) để đi tiêm vaccine và bị cơ quan công an phát hiện.

Ngoài ra, cơ quan chức năng còn xác định thêm, đối tượng Vũ Thị An còn mua 5 giấy đi đường giả từ Phong.

Theo điều tra ban đầu, vào đầu tháng 8/2021, Vũ Thị An chụp một mẫu giấy đi đường của UBND TP Dĩ An rồi gửi cho Phong để hỏi xem có xin được giấy này không.

Sau đó, Phong gửi lại mẫu giấy đi đường cho Ngọc thì Ngọc trao đổi với một người khác (chưa rõ lai lịch) có thể scan được dấu mộc để làm giả giấy với giá 200.000 đồng/tờ. Phong và Ngọc sau đó đã làm giả và bán cho An 5 tờ giấy đi đường với tổng số tiền là 1,3 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan chức năng, Phan Quốc Phong khai nhận Huỳnh Châu Hồng Ngọc chính là người làm giả giấy tờ rồi đưa cho mình đem bán.

Qua xác minh các đối tượng đã thừa nhận hành vi phối hợp làm giả, bán ra thị trường tổng cộng 6 bộ hồ sơ tiêm vaccine và 5 giấy đi đường.

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Tiến Thủy, Văn phòng luật sư Việt Lý (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, nhóm đối tượng này đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định phòng chống dịch, gây ảnh hưởng tới tâm lý người dân, gây hoang mang, bất bình trong dư luật tại thời điểm cả xã hội đang căng mình để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm.

Rõ ràng, hành vi của nhóm đối tượng này đủ cơ sở để xem xét xử lý về tội “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 – Bộ luật Hình sự 2015.

Hành vi sử dụng con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức được hiểu là các hành vi sử dụng con dấu, giấy tờ, tài liệu giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như bán lại cho người khác, giao nộp tài liệu giả cho cơ quan chức năng…

Đối chiếu quy định của pháp luật, trường hợp đủ cơ sở để xác định phạm tội, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; làm từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;… thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;… thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Luật sư Nguyễn Tiến Thủy nhận định, tỉnh Bình Dương đang là “điểm nóng” chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, do đó hành vi giả mạo giấy tờ để tiêm vaccine của nhóm đối tượng trên cần phải bị xử lý thích đáng.

Đồng thời, để tránh tiếp tay cho những đối tượng xấu, lợi dụng lòng tin để trục lợi, mỗi công dân không nên vì lợi ích bản thân mà tiếp tay, mua bán, sử dụng giấy tờ, hồ sơ giả để tiêm vaccine. Nếu phát hiện, cần kịp thời báo cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.