Lần đầu tiên diệt hết HIV ở chuột, tiến sát liệu pháp cứu người

Các nhà khoa học công tác tại Đại học Temple và Đại học Y Nebraska (Mỹ) loại bỏ được HIV bằng việc kết hợp công nghệ chỉnh sửa gien và một loại thuốc kháng virus giải phóng hoạt chất một cách từ từ, theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế “Nature Communications” hôm 2/7.

Lần đầu tiên diệt hết HIV ở chuột, tiến sát liệu pháp cứu người

“Có thể chữa được HIV. Sẽ phải mất thêm một chút thời gian nhưng có được bằng chứng về khái niệm này khiến tất cả chúng tôi phấn khích”, báo Mỹ USA Today ngày 2/7 dẫn lời Howard Gendelman, một nhà khoa học tham gia nghiên cứu-trưởng khoa dược lý và khoa học thần kinh thực nghiệm của Đại học Y Nebraska.

Theo Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, hiện có gần 37 triệu người có HIV trong cơ thể và nếu không được điều trị, họ sẽ trở thành bệnh nhân AIDS.

Việc điều trị HIV hiện nay liên quan liệu pháp kháng virus (ART) mà người có HIV phải theo hằng ngày đến hết đời. ART sẽ áp chế khả năng HIV nhân lên nhưng thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.

Nếu bệnh nhân ngừng dùng thuốc, HIV sẽ hồi phục vì virus này có khả năng tích hợp chuỗi ADN của nó vào bộ gien của các tế bào hệ miễn dịch. Nó ngủ đông ở đó và nằm ngoài tầm với của thuốc kháng virus.

Các nhà khoa học đã sử dụng một dạng mới của ART với tên gọi là LASER ART. Họ dùng LASER ART trên 24 con chuột được “người hóa” – tức là được chỉnh sửa gien sao cho có độ tương đồng với phản ứng miễn dịch ở con người.

Các nhà khoa học đã kiểm soát được việc giải phóng thuốc và trao đổi chất, giúp thuốc ức chế sự nhân lên của virus trong khoảng thời gian dài hơn so với ART hiện nay.

Sau đó họ dùng một công cụ chỉnh sửa gien tên là CRISPR-Cas9 để mổ xẻ ADN, bổ sung hoặc vô hiệu hóa một số gien nhất định. Ở đây, họ chỉnh sửa bộ gien HIV tích hợp.

Kết quả là 9 trong số 23 con chuột đã khỏi bệnh, hoàn toàn sạch bóng HIV.

Ông Gendelman nói rằng, trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, cần phải nghiên cứu thêm về tác dụng tiêu cực (nếu có) của liệu pháp chỉnh sửa gien và cách thức tăng liều cho con người.

Tổng số người nhiễm HIV ở Việt Nam còn sống tính đến thời điểm 18/6/2019 là 209.400 người và số trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 96.500, theo Tổng cục Thống kê. Số người tử vong do HIV/AIDS tính đến thời điểm trên là 98.300 người.

Theo Tiền Phong

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?