Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cứ đến ngày 16 tháng Giêng, người dân thôn Liên Thành (xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lại cùng nhau tổ chức lễ tế cho những vong hồn không có người thân thờ phụng, chăm sóc mồ mả.

Video: Quang cảnh buổi lễ đại nghĩa.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Sáng 6/2 (tức ngày 16 tháng Giêng năm Quý Mão), đông đảo người dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) cùng các xã lân cận tập trung về hội trường thôn Liên Thành để tham dự lễ đại nghĩa (lễ cúng tế cho vong hồn những người được chôn cất tại địa phương nhưng không có người thân thờ phụng, chăm sóc mồ mả). Đây là nét văn hóa tín ngưỡng dân gian đã được người dân thôn Liên Thành nói riêng, người dân xã Cẩm Nhượng cũng như các vùng lân cận thuộc huyện Cẩm Xuyên nói chung xây dựng, hình thành và phát triển suốt 134 năm qua.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên cùng đông đảo người dân về tham dự lễ tế.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Đúng 8h sáng, 12 người thuộc Ban hành lễ bắt đầu buổi tế.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Tâm điểm là lễ cúng long mạch (báo cáo với thổ địa, xin phép cho các vong hồn những người đã khuất được vào lễ tế hưởng lộc trần gian) và lễ cúng đàn trường (cúng cho các vong hồn đã mất mà không có người thờ phụng).

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Người chủ tế xướng lên bài văn tế mang đậm nét đặc sắc văn hóa xứ Nghệ.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Theo các cụ cao tuổi ở thôn, lễ đại nghĩa có từ thời vua Thành Thái - vị vua thứ 10 triều Nguyễn. Từ đó đến nay, cứ mỗi độ tết đến xuân về, con cháu trong thôn Liên Thành xã hội hóa kinh phí để tổ chức nghi lễ theo truyền thống cha ông để lại.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Cụ Lại Thế Lĩnh - người chủ trì buổi lễ cho biết: “Lễ đại nghĩa xuất hiện vào ngày 16 tháng Giêng năm Kỷ Sửu (năm 1889), dưới thời vua Thành Thái. Do ảnh hưởng của chiến tranh, lễ tế có thời gian bị gián đoạn. Sau ngày đất nước thống nhất, lễ tế được người dân duy trì đến nay".

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Lễ đại nghĩa được xem là một trong những lễ tế lớn thuộc quy mô cấp thôn ở khu vực miền Trung. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên, đại diện Sở VH-TT&DL, chính quyền xã Cẩm Nhượng dâng hương tại buổi lễ.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa, tính nhân văn từ lễ đại nghĩa ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết, mục đích của lễ tế xuất phát từ lòng nhân ái, kính trọng những người đã mất nhưng không có người thân thờ phụng. Lễ tế góp phần khơi gợi cho thế hệ trẻ truyền thống tương thân tương ái, nhân đạo, từ đó cố gắng gìn giữ nét văn hóa truyền thống đặc sắc lâu đời của cha ông.

Chủ đề Lễ hội

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.