Tối 26 – 9, Sở VH – TT & DL phối hợp với Hội LH VHNT Hà Tĩnh tổ chức lễ vinh danh giải thưởng Nhà nước cho cố tác giả Phan Lương Hảo, vinh danh 19 nghệ nhân được hội Văn nghệ dân gian công nhận là Nghệ nhân dân gian và gặp mặt cán bộ, diễn viên, nghệ nhân nhân kỷ niệm 50 năm văn công Hà Tĩnh (1962 – 2012).
. Vinh danh 19 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian
Dự lễ có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thiều Đình Duy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đặng Quốc Vinh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Trần Thị Kim Hoa cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đại diện gia đình cố tác giả Phan Lương Hảo và đông đảo các thế hệ nghệ sỹ, diễn viên đoàn văn công Hà Tĩnh qua các thời kỳ.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng gia đình cố tác giả Phan Lương Hảo
Tác giả Phan Lương Hảo quê ở Bùi Xá (Đức Thọ - Hà Tĩnh), nguyên là hội viên Hội LH VHNT Hà Tĩnh chuyên ngành Sân khấu, hội viên Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam. Ông là tác giả của hơn 30 vở kịch, hoạt cảnh, tổ khúc dân ca đã được in ấn, dàn dựng ở TƯ và địa phương, tiêu biểu như: “Cô Tám” , “Mai Thúc Loan”, “Xôn xao rừng quế”… Tập “ca kịch chọn lọc” của cố tác giả Phan Lương Hảo đã được trao Giải thưởng Nhà nước đợt 3 về VHNT hồi tháng 5 vừa qua.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh gặp gỡ tác giả kịch bản Phan Lương Hảo và diễn viên chínhsau khi xem xong vở kịch hát dân ca” Mai Thúc Loan”. Ảnh Tư liệu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện thay mặt lãnh đạo tỉnh chúc mừng gia đình cố tác giả Phan Lương Hảo và nhấn mạnh công lao to lớn của ông trong việc bảo tồn và phát huy giá trị ca kịch Hà Tĩnh đồng thời bày tỏ hy vọng, những thành quả lao động nghệ thuật của cố tác giả Phan Lương Hảo là tấm gương sáng cho các thế hệ nghệ sỹ trong tỉnh noi theo. Nhân dịp này Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng ôn lại những thành quả to lớn trong 50 năm hình thành, phát triển của văn công Hà Tĩnh và khẳng định, trong mỗi giai đoạn lịch sử, các thế hệ diễn viên, nghệ sỹ đã luôn làm tròn trách nhiệm là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, trong đó nhiều nghệ sỹ đã không ngừng sáng tạo, say mê cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của tỉnh nhà. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đặc biệt chúc mừng 19 nghệ nhân được vinh danh vì sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn nghệ dân gian trong giai đoạn hiện nay.
Nhân dịp này, UBND tỉnh cũng trao Bằng khen cho tập thể và cá nhân đoàn Ca múa kịch Hà Tĩnh vì thành tích đoạt Huy chương bạc trong Liên hoan múa rối quốc tế được tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
Nhân dịp này, các thế hệ nghệ sỹ, diễn viên đoàn văn công (nay là đoàn Ca múa kịch Hà Tĩnh) đã dàn dựng chương trình nghệ thuật đặc biệt, trong đó có trích đoạn vở kịch “Mai Thúc Loan” của cố tác giả Phan Lương Hảo.
Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Thạch Bàn là vinh dự lớn của Nhân dân xã Ân Phú và huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Chính quyền các cấp và người dân Hà Tĩnh đang tích cực thực hiện việc cưới, việc tang, thực hành tâm linh, tín ngưỡng theo hướng văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lễ giỗ Đức thánh Hoàng Mười – đền Chợ Củi ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, thu hút người dân và du khách đến dâng hương, chiêm bái.
Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Chương trình dạ hội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng đã mang đến cho người dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và du khách thập phương những tiết mục đặc sắc, ấn tượng.
Lễ rước Quan Hoàng Mười vân du là một trong những nghi lễ truyền thống của Nhân dân phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) được duy trì đều đặn hằng năm.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Lễ rước cấp thủy tại lễ hội đền Cả - Dinh Đô quan Hoàng Mười (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) là nét văn hoá độc đáo với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Sáng 8-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024.
Gần 1 tuần nay, đền Chợ Củi ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương khắp mọi miền về dâng hương, chiêm bái.
Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
26 nghệ nhân, thanh đồng đã tham gia thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở đền Chợ Củi (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm tôn vinh, quảng bá và phát huy các giá trị nghệ thuật này.
Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan bám sát kế hoạch, phối hợp chặt chẽ để tổ chức Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hoá” trang trọng, bài bản.
Tham gia giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh tại đền Chợ Củi ( Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có 26 nghệ nhân, thanh đồng, thủ nhang đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tham gia liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tỉnh Hà Tĩnh có 40 nghệ nhân, thanh đồng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Các tham luận được trình bày tại hội thảo đã gợi mở nhiều vấn đề nhằm đề cao vai trò, phát huy giá trị di sản Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng của vùng đất Hà Tĩnh.
Liên hoan “Vũ điệu đoàn viên” do Công đoàn Viên chức Hà Tĩnh tổ chức đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc đến từ 12 đội thi với gần 300 cán bộ, đoàn viên biểu diễn.