Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Khi thủy triều vừa rút, Cửa biển Lạch Kèn (giáp ranh giữa hai xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân và Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại rộn ràng bước chân người tìm về để cào nghêu, đục hàu. Giữa trời nắng, những tấm thân gầy cong mình mưu sinh, nhọc nhằn như thân cò, thân vạc...
Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là vùng đất “tam hợp”, một huyện phổng phao lưng tựa vào dãy núi trùng điệp Hồng Lĩnh, bên tả tựa vào dòng sông Lam ngăn ngắt xanh, bên hữu trông ra mênh mông Biển Đông sóng vỗ.
Từ ngày đàn chim trời tìm về làng trú ngụ, người dân thôn Trại Lê (xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) xem đây như một khu “rừng U Minh thu nhỏ” và chung tay bảo vệ, ngăn chặn tình trạng săn bắt để đàn chim yên tâm làm tổ, sinh sản.
Những mẻ cá, mẻ muối cùng bao khó nhọc của người dân vùng biển Hà Tĩnh đã chắt chiu thành từng giọt nước mắm truyền thống mang vị mặn mòi, nồng nàn đặc trưng. Bằng tình yêu với biển cả quê hương, tâm huyết trong sản xuất cùng sự “tiếp sức” từ Chương trình OCOP, nước mắm Hà Tĩnh ngày càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường…
Khi vụ hè thu năm 2022 ở Hà Tĩnh gần “chạm đích” cũng là lúc bà con nông dân thở phào nhẹ nhõm khi lúa đã “đầy bồ”. Đi trong mùa vàng, điều làm tôi nhớ mãi là những gương mặt nám rạm đẫm mồ hôi, những khắc khoải, âu lo khi đón những bì lúa trong ngày “chạy” mưa và cả những niềm tin đón chờ mùa sản xuất mới của bà con nông dân…
Khi thủy triều xuống, những người phụ nữ ở xã ven biển Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tìm đến các cánh rừng ngập mặn để săn cua biển nằm sâu trong gốc cây sú, cây vẹt. Dẫu vất vả nhưng nghề này giúp họ có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống.
Với Nguyễn Thị Khánh Ly, học múa không chỉ để thực hiện mong ước của mẹ mà còn là niềm khát khao đưa bộ môn nghệ thuật này đến với trẻ em vùng nông thôn Hà Tĩnh. Sau 4 năm thành lập, Trung tâm Nghệ thuật Út Ly đã trực tiếp dạy múa chuyên nghiệp cho hơn 350 học viên.
Nghề nuôi ong ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) không phải là nghề mới và những hộ nuôi có quy mô không nhiều, chủ yếu nhỏ lẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, được chính quyền các cấp quan tâm nên số lượng đàn ong trên địa bàn ngày càng tăng lên, đưa đến cho người dân nguồn thu nhập ổn định.
Bên cạnh thực hiện công tác bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) còn thực hiện việc tiếp nhận, chăm sóc và giúp các loài động vật tái hòa nhập với thiên nhiên. Hơn 10 năm qua, hàng trăm cá thể động vật hoang dã đã được “hồi sinh” ở nơi này.
Hỗ trợ người dân tiếp nhận hàng hóa, mua nhu yếu phẩm... là những công việc thầm lặng của “Shipper áo xanh” trong khu vực phong tỏa ở thị trấn Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh). Những hành động ý nghĩa này góp phần giúp người dân yên tâm cùng chính quyền đẩy lùi dịch COVID-19.
Nắng gắt kéo dài, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã chọn cách gặt lúa vào lúc sáng sớm, chiều muộn và ban đêm để “trốn nắng”, tranh thủ thu hoạch lúa, “giải phóng” đồng ruộng, chuẩn bị sản xuất vụ mới.
Trong ngày tiết trời mát mẻ, 4 người em tuổi trên dưới 90 của cụ Phan Thị Chinh (95 tuổi, ở thôn Yên Lạc, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) về quây quần bên cụ, cùng ôn lại kỷ niệm gia đình.
Bên bờ sông La (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có ngôi làng đặc biệt, hàng trăm năm nay gắn liền với... hến. Về đây, tiếng bước chân bì bõm đan xen với những câu tán gẫu, động viên nhau làm việc tạo nên không khí nhộn nhịp, vui tươi...
Trong hiu hiu gió lạnh của những ngày cuối năm Canh Tý 2020, trên con phố Phan Đình Phùng (Thành phố Hà Tĩnh), hình bóng “ông đồ” trẻ Sử Thanh Vân hí hoáy bên nghiên mực, gợi nhắc bao người hoài cổ về một khoảng không gian xưa cũ: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua...”
Là loại cây quý, nổi tiếng ở Hương Khê, nhưng trước đây, người dân chỉ coi dó trầm là cây gỗ bình thường. Sau năm 1980, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng… đến khai thác, dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.
Vào mùa lũ, những con người đo thủy văn bên dòng sông Ngàn Phố (xã Sơn Diệm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) phải đánh đổi tính mạng với công việc “bắt mạch” ông trời, thu thập những số liệu cần thiết, góp phần giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra.