Lo âu là do thiếu vi khuẩn đường ruột?

Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường dùng thuốc chống trầm cảm hay các loại thuốc có tác dụng với não bộ. Nhưng một nghiên cứu mới tại Ireland cho thấy vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong cảm giác lo lắng.

lo au la do thieu vi khuan duong ruot

Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan rõ ràng giữa gen điều chỉnh cảm xúc với vi khuẩn đường ruột.

Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các microRNAs - phân tử ARN nhỏ không mã hóa - đóng vai trò quan trọng trong các bệnh và hành vi liên quan đến lo lắng này chịu sự tác động của lượng vi khuẩn trong đường ruột.

Trong nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học ĐH Cork, các microRNAs (miRNAs) đã có những thay đổi trong não bộ của những con chuột được nuôi vô trùng.

Những con chuột này có biểu hiện lo lắng bất thường, thiếu khả năng nhận thức và tương tác xã hội và có các hành vi giống trầm cảm.

Lượng miRNAs cũng được so sánh giữa nhóm chuột được nuôi dưỡng tự nhiên nhưng sử dụng kháng sinh và không sử dụng kháng sinh. Kết quả cho thấy sự giảm các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời cũng có thể tác động tới miRNAs theo cùng một cách.

Ngoài ra, việc bổ sung thêm vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa cũng sẽ góp phần bình thường hóa một số biến đổi đã được ghi nhận trước đó.

Các vi khuẩn đường ruột dường như ảnh hưởng đến miRNAs ở 2 vùng não đặc biệt - vùng amygdala vốn liên quan với cảm giác, cảm xúc và vỏ não trước vốn đóng vai trò phát triển tính cách.

Mặc dù lưu ý rằng cơ chế chính xác mà vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến các miRNAs trong não là chưa rõ ràng nhưng TS. Gerard Clarke, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: Nghiên cứu này đã mở ra hướng điều trị các bệnh lý lo lắng bằng các vi khuẩn đường ruột thay vì tìm các hợp chất an toàn có thể vwojt qua hàng rào máu não để tác động tới não bộ.

Các nhà nghiên cứu khẳng định cần có thêm các nghiên cứu về mối liên quan giữa vi khuẩn đường ruột, miRNAs với các hành vi giống như lo lắng.

Theo DM/Dantri

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?