Loại virus gây tử vong lên tới 100% cho người mắc

Nhiễm bệnh này đồng nghĩa con người nhận “án tử”. Chính vì vậy, các nhà khoa học không ngừng tìm cách tiêu diệt nó.

Trong quá khứ, nhiều đại dịch tồi tệ đã xuất hiện và hủy diệt toàn bộ nền văn minh thế giới, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Nhiều làn sóng dịch bệnh trong số đó là do virus tự nhiên nhảy từ động vật sang người và lây lan với tốc độ chóng mặt.

Bệnh bò điên ở người

Theo CBS News , bệnh bò điên ở người hay còn gọi là Creutzfeldt-Jakob. Tỷ lệ mắc bệnh này khá thấp với khoảng 350 ca được báo cáo mỗi năm tại Mỹ.

Mayo Clinic cho hay bệnh Creutzfeldt-Jakob và các biến chủng của nó thuộc nhóm bệnh não thể xốp có thể truyền nhiễm ở người, động vật (TSEs). Tên gọi này xuất phát từ những lỗ xốp phát triển trong mô não người bệnh, có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi.

Nguyên nhân gây bệnh Creutzfeldt-Jakob và các TSE khác được cho là phiên bản bất thường của protein prion. Bình thường, những protein này được tạo ra trong cơ thể chúng ta và nó vô hại. Nhưng khi bị biến dạng, chúng bắt đầu lây nhiễm và có thể gây hại cho quá trình sinh học bình thường.

Bệnh bò điên ở người gây ra các triệu chứng rối loạn thần kinh như thay đổi tính cách, mất ngủ, mất kiểm soát cơ, ảo giác. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, dần phá hủy các tế bào não và gây ra hàng loạt lỗ nhỏ. Căn bệnh này không có thuốc chữa và kết quả là 100% người mắc tử vong.

Đặc trưng của người mắc bệnh bò điên là những lỗ xốp phát triển trong mô não người bệnh. Ảnh: Freepik.

Đặc trưng của người mắc bệnh bò điên là những lỗ xốp phát triển trong mô não người bệnh. Ảnh: Freepik.

Bệnh dại

Từ năm 1920, vaccine phòng dại cho vật nuôi đã ra đời, giúp căn bệnh này gần như không còn xuất hiện ở các nước phát triển. Song, bệnh dại vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ và một số khu vực châu Phi.

Virus dại lây nhiễm sau khi động vật mang bệnh cào, cắn vật chủ mới. Người mắc bệnh dại sẽ bị tổn thương não, dây thần kinh. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ (NHS), một khi người mắc xuất hiện triệu chứng, gần như khả năng cứu chữa là bằng 0.

“Nó phá hủy não bộ. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta đã có vaccine phòng dại, kháng thể chống virus dại. Do đó, nếu ai đó bị động vật cắn, chúng ta có thể điều trị ngay”, PGS Elke Muhlberger, chuyên gia về virus Ebola, Đại học Boston, Mỹ, nói. Dẫu vậy, nếu không được điều trị, 100% người bệnh sẽ tử vong.

Theo CBS News , trong lịch sử loài người, chỉ một số ít trường hợp người bị bệnh dại sống sót, chiếm tỷ lệ gần như bằng 0. 99,99% ca nhiễm virus dại là do chó cắn.

Loại virus gây tử vong lên tới 100% cho người mắc

Một em bé ở Bali cầm giấy tiêm phòng vaccine dại. Ảnh: CBS News.

Cúm

Theo WHO, trong mùa cúm cao điểm, có tới 650.000 người trên toàn thế giới tử vong vì căn bệnh này. Nếu chủng cúm mới xuất hiện, đại dịch cúm có thể khiến bệnh lây lan nhanh hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đại dịch cúm gây chết người nhiều nhất, còn được gọi là cúm Tây Ban Nha, bắt đầu từ năm 1918 và khiến 40% dân số thế giới mắc bệnh, ước tính 50 triệu ca tử vong.

“Tôi lo sợ làn sóng nào đó giống đợt bùng phát cúm năm 1981 có thể xảy ra lần nữa. Nếu chủng cúm mới tìm đường xâm nhập vào quần thể người và lây truyền dễ dàng, gây bệnh nặng, chúng ta sẽ đối mặt vấn đề rất lớn”, GS Muhlberger cho biết.

Bệnh viêm não do Balamuthia

Tỷ lệ tử vong ở người viêm não do Balamuthia là 98%. Những con amip nguy hiểm có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như da, xoang và não.

Amip thường sống trong đất và xâm nhập vật chủ qua vết thương hở hoặc đường hô hấp. Căn bệnh này rất hiếm, chỉ có khoảng 200 ca được báo cáo kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1986.

Amip sau khi xâm nhập có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như da, xoang và não. Ảnh: CDC.

Amip sau khi xâm nhập có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như da, xoang và não. Ảnh: CDC.

Vi khuẩn gây nên bệnh này là Balamuthia mandrillaris - sinh vật đơn bào sống trong môi trường tự nhiên, thủ phạm chính gây nhiễm trùng não nghiêm trọng được gọi là viêm não thiếu máu u hạt (GAE). Khi mắc bệnh, nạn nhân sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn mửa, hôn mê, thay đổi về sức khỏe tâm thần, co giật, yếu cơ, lú lẫn, liệt một phần cơ thể, khó nói, đi lại khó khăn.

Ban đầu bệnh có thể nhẹ nhưng sẽ trở nặng hơn sau vài tuần đến vài tháng. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Amip ăn não

Bệnh amip ăn não do loại khuẩn có tên Naeogleria fowleria gây nên. Đây là sinh vật đơn bào thuộc nhóm Excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm, chẳng hạn như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Nó xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi.

Nguyên nhân gây bệnh rất khó chẩn đoán và đến 95% ca bệnh tử vong. Các triệu chứng ban đầu của người bệnh là cứng cổ và đau đầu, sau đó nhanh chóng diễn biến thành lú lẫn, co giật, cuối cùng là tử vong.

Song, bệnh này khá hiếm, chỉ khoảng <8 ca mắc/năm tại Mỹ.

Sốt xuất huyết

Virus Dengue xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1950 ở Philippines và Thái Lan, kể từ đó, nó đã lây lan ra khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt trên toàn cầu, theo Clinical Microbiology Reviews . Thống kê từ tạp chí Nature cho thấy có tới 40% dân số thế giới đang sống ở những khu vực bệnh sốt xuất huyết phổ biến.

Theo WHO, bệnh sốt xuất huyết lây nhiễm cho 100-400 triệu người mỗi năm mặc dù tỷ lệ tử vong thấp hơn một số virus khác, chỉ khoảng 1%. Song, nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 20%.

Virus rota

Virus rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rota có thể lây lan nhanh chóng qua đường phân-miệng. WHO ước tính trên toàn thế giới, hơn 25 triệu lượt bệnh nhân ngoại trú và hai triệu trường hợp nhập viện mỗi năm do nhiễm virus rota.

Căn bệnh này đã được đẩy lùi đáng kể nhờ các loại vaccine phòng ngừa. Các quốc gia triển khai tiêm chủng đã báo cáo số ca nhập viện và tử vong vì virus rota giảm mạnh.

Tỷ lệ tử vong hiện tại của virus này là còn khoảng 2,4%.

Theo Zing

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?