Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Tạp chí Biển Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có những hoạt động ý nghĩa ch ia sẻ với những khó khăn của cán bộ, chiến sỹ, Nhân dân Hà Tĩnh sau đợt lũ lụt.
Doa ảnh hưởng của ATNĐ, Hà Tĩnh đã có mưa to, nước từ thượng nguồn khe suối chảy mạnh đổ về sông Ngàn Phố (Hương Sơn) khiến lũ trên sông đang lên rất nhanh.
Trong và sau khi lũ rút, lực lượng công an, quân sự các cấp, chính quyền địa phương và người dân vẫn đang tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích vào trưa ngày 30/10 trên địa bàn xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn đi kiểm tra công tác ứng phó với lũ lụt và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau lũ tại huyện Hương Khê.
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá lý giải xung quanh việc ngập lụt, thiệt hại nặng ở huyện Hương Khê những ngày qua so với các đợt trước.
Dù mưa đã ngớt nhưng do nước trên các sông rút chậm khiến nhiều hộ dân tại các địa phương ở Hà Tĩnh như Hương Khê, Can Lộc, Vũ Quang đang bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị các đơn vị tập trung nhân lực, khẩn trương khắc phục điểm sạt lở đường sắt Bắc - Nam đoạn qua xã Đức Liên (Vũ Quang); chính quyền địa phương và các lực lượng liên quan sẵn sàng nguồn lực, nhân lực để hỗ trợ người dân khi cần thiết.
Mưa lũ phức tạp ở Hà Tĩnh đã khiến 2 người tử vong, 1 người mất tích. Mưa lớn kéo dài cũng khiến tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn đã gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh. Tình hình mưa lũ phức tạp khiến 1 người tử vong, 1 người mất tích, 1 học sinh bị thương.
Trước ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du, hồ Sông Rác (Hà Tĩnh) sẽ được xả tràn từ 8h ngày 15/10 với lưu lượng dự kiến 10 - 20 m3/giây.
Trước một số thiệt hại do mưa lớn gây ra, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung ứng phó, nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng cho người dân.
Trước dự báo có mưa lớn kéo dài trong khi nhiều khu vực đồi núi đã “no" nước, các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo, từ 11-15/10, trên các sông ở khu vực Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố từ 6 - 8m.
Mưa lớn vừa qua ở Hà Tĩnh đã khiến một số địa bàn ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Các địa phương, đơn vị đang tập trung triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 130 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp chưa có kinh phí để nâng cấp, sửa chữa. Nhiều công trình phải tích nước hạn chế, thậm chí không tích nước. Nguy cơ mất an toàn cao trong mùa mưa lũ năm 2023 và tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, dân sinh đang hiện hữu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai và bảo vệ các vị trí trọng yếu tuyến đê La Giang.
Trước tình hình ngập lụt vẫn diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm, đảm bảo đời sống cho Nhân dân vùng ảnh hưởng.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương cần tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, tránh bị động trước các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, không cho người dân qua lại tại các tuyến đường bị ngập, ngăn chặn tình trạng người dân đánh bắt cá, vớt củi tại các khu vực ngập sâu...
Theo ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh, mưa lũ những ngày qua đã gây thiệt hại đáng kể ở nhiều địa bàn, đặc biệt là các huyện miền núi.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay (28/9), sau khi đi sâu vào khu vực Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi, bão số 4 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Từ đêm nay (27/9) đến ngày 30/9, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kết hợp với không khí lạnh và nhiễu động gió đông trên cao nên khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh vừa cho biết, hồi 13 giờ ngày 24/9, vị trí tâm bão ở khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 127,1 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 660km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14.
Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh đã chủ động xả tràn 3 hồ chứa nước là Kim Sơn, Tàu Voi, Thượng Sông Trí với lưu lượng 3 - 10m3/giây trước ảnh hưởng mưa lớn trên địa bàn.
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tại cuộc làm việc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 tại tỉnh Hà Tĩnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương cùng vào cuộc, tập trung cao nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, phấn đấu thiệt hại về người và tài sản trong năm 2022 giảm so với năm 2021.
Mưa lớn kéo dài nhiều giờ không ngớt khiến nhiều tuyến đường dân sinh ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập cục bộ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại của bà con.