Mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý xe “chây ỳ” lắp camera giám sát

Ngành Giao thông Vận tải sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến xe kinh doanh vận tải “chây ỳ” camera giám sát lắp trên ôtô.

Mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý xe “chây ỳ” lắp camera giám sát

Lắp đặt camera giám sát trong xe ôtô kinh doanh vận tải. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi thanh tra sở giao thông vận tải các địa phương về việc mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến lắp camera trên xe ôtô kinh doanh vận tải trong vòng một tháng.

Theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, các ôtô kinh doanh vận tải từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo phải hoàn thành việc lắp camera giám sát trên xe ôtô trước ngày 31/12/2021.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc còn nhiều xe ôtô kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát và số xe bị xử phạt ít.

[Tổng cục Đường bộ: Còn hơn 50.000 ôtô chưa lắp đặt camera giám sát]

Để tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đề nghị thanh tra các sở giao thông tận tải kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến lắp camera trên xe ôtô kinh doanh vận tải; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến camera giám sát lắp trên xe ôtô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện đợt cao điểm từ ngày 20/5 đến ngày 20/6/2022.

Theo thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tại Nghị định 10/2020 quy định, từ ngày 1/1/2022, số xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo thuộc diện phải lắp camera giám sát trên cả nước là gần 207.000 xe.

Đến giữa tháng 4/2022, tổng số phương tiện đã lắp đặt và truyền dữ liệu về hệ thống xử lý dữ liệu của Tổng cục Đường bộ khoảng trên 150.000 xe, đạt tỷ lệ khoảng 72%. Số phương tiện hơn 50.000 xe còn lại chưa lắp có thể do nguyên nhân đã ngừng hoặc chưa hoạt động kinh doanh vận tải trở lại do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xe kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng đối với lái xe; từ 5-6 triệu đồng đối với cá nhân và 10-12 triệu đồng đối với tổ chức không lắp camera. Phương tiện bị thu hồi phù hiệu 1-3 tháng.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Đọc thêm

“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.
Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.