Mỗi người Việt Nam xả ra 64 kg rác thải nhựa/năm

Việt Nam và thế giới đang phải vật lộn với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Nhưng đừng quên cuộc chiến lâu dài: Chống rác thải nhựa.

Rác thải nhựa tại Việt Nam tương đương với châu Âu những năm 2010

Cách đây hơn hai năm, từ trung ương đến địa phương, các cộng đồng và nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng phong trào hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần sôi nổi và thực chất sau phát động của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần được sử dụng tăng cao, trong khi đó, một số chính sách, quy định về hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa đã phải tạm dừng hoặc được ít người quan tâm.

Siêu thị giờ không còn rau bọc lá chuối, chợ không túi nilon cũng khó để duy trì. Giá thành thấp, túi nilon lại rất tiện dụng, đặc biệt là trong công đoạn bao gói các mặt hàng phải vận chuyển đi xa.

Chừng nào chưa có vật liệu thay thế tiện dụng hơn, giá tương đương thì nhu cầu dùng vật liệu nhựa còn khó có thể giảm bớt. Túi nilon, băng dính hay bao tải dứa. Tất cả đều là rác nhựa. Lượng rác này có thể tăng gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi trong dịch COVID-19.

Ô nhiễm nhựa đang là một trong những vấn nạn môi trường cấp bách nhất thế giới trong thập kỷ này. Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tiêu dùng tăng cao cũng không là ngoại lệ. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải nhựa xả ra đại dương hàng năm. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, mức độ phát thải rác nhựa ở nước ta đang tiếp tục gia tăng.

Mỗi người Việt Nam xả ra 64 kg rác thải nhựa/năm

Tổng lượng rác thải nhựa tại Việt Nam là hơn 640 nghìn tấn/năm, trung bình là 64 kg/người/năm

Rác thải nhựa chiếm 16-21% tổng lượng chất thải, trong đó 70-90% là vật liệu nhựa không có giá trị. Rác thải nhựa chủ yếu là các loại túi nilon, hộp xốp, gói bánh kẹo...

Tổng lượng rác thải nhựa tại Việt Nam là hơn 640 nghìn tấn/năm, trung bình là 64 kg/người/năm, trong đó TP Hồ Chí Minh đứng đầu với lượng rác thải nhựa phát sinh trung bình là 73 kg/ người/năm. Con số này cao hơn đáng kể so với các báo cáo trước đây, và tương đương với lượng phát sinh rác thải nhựa của các nước châu Âu những năm 2010.

Chống rác thải nhựa – kinh nghiệm của Hội An

Trong đại dịch này, tình trạng giãn cách và phong tỏa khiến cho mọi người khó có hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Thế nhưng khó thì không có nghĩa là hoàn toàn không thể làm được.

Ngay tại Hội An, khi dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch bị suy kiệt thì cuộc chiến chống rác thải nhựa vẫn không dừng lại.

Trong từng mái nhà, thói quen ít dùng túi nilon, đổ rác theo phân loại vẫn diễn ra bình thường như 10 năm qua.

Người dân Hội An vẫn có thói quen ít dùng túi nilon, đổ rác theo phân loại vẫn diễn ra bình thường như 10 năm qua

Ven biển An Bàng mùa dịch còn vài nhà hàng cầm cự được. Khách gần như không có, doanh thu giảm. Nhưng nhiều nhà hàng vẫn muốn giữ thói quen dùng ống hút gạo hay túi nilon đựng rác tự phân hủy. Một vài sáng kiến xoay sở để có thể vẫn sử dụng được mặt hàng thay thế cho nhựa một lần.

Không có khách du lịch, lượng rác nhựa sản sinh trong năm vừa qua cũng giảm hẳn. Nhưng để việc giảm rác nhựa thực sự đi vào bản chất, Hội An biết không thể chỉ trông chờ vào thói quen và sự tự giác của một vài điểm sáng trong cộng đồng.

Theo tính toán thì chi phí xã hội, môi trường và kinh tế cho nhựa trong năm 2019 trên thế giới là 3,7 nghìn tỷ USD, chiếm một nửa số tiền thế giới cần phải chi cho lĩnh vực y tế toàn cầu. Hãy thử tưởng tượng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại do đại dịch, mà chúng ta còn phải chi tiền cho đồ nhựa nhiều đến vậy.

Việt Nam và thế giới đang phải vật lộn với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Nhưng mỗi người trong chúng ta đừng quên cuộc chiến lâu dài: Chống rác thải nhựa - cuộc chiến ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại.

Cùng trao đổi về chủ đề Cuộc chiến chống rác thải nhựa trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Theo VTV

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?