Nông nghiệp

Mùa gặt nắng vàng!

Mùa gặt đến khi cái nắng của mùa hạ bước vào "tiêu cự” bỏng rát. Nắng càng giòn thì cánh đồng càng vàng tươi, rực rỡ. Tôi thường ví mùa thu hoạch lúa xuân như mùa gặt nắng vàng.

Mùa gặt nắng vàng!

Mùa gặt nắng vàng!

Câu chào hỏi của tôi dường như làm ngắt mạch suy nghĩ của lão nông Trần Văn Lục, thôn Tân An, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên). Ông là một trong những người làm nhiều ruộng nhất ở đây. Từ ngày lúa bắt đầu chín, ông đã ở ngoài đồng nhiều hơn ở nhà. Từ bao năm nay vẫn như thế, ông yêu đồng ruộng như chính cuộc đời của mình. Không hẳn chỉ vì mục đích kinh tế, đó là sự gắn bó máu mủ với hồn đất, hồn quê.

Mùa gặt nắng vàng!

Ông kể, nhà chỉ còn lại hai ông bà làm nông thôi, con cái đã trưởng thành và xa quê hết rồi. Thế nhưng, ông bà vẫn giữ lấy ruộng, thậm chí, vụ xuân 2020 này, diện tích còn tăng lên 3 sào, đưa tổng số đạt 2,3 mẫu ruộng. Đầu vụ, ông sắm nắm trước cả tháng để chuẩn bị giống, mua phân bón rồi từng giai đoạn sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, ông lại bỏ công chăm chút từng li từng tí .

“Bao giờ lúa gặt về nhà thì mới yên tâm được O ạ. Năm nay khó quá, hết sâu bệnh rồi đến thiên tai bất ngờ, ruột gan bỏ ngoài đồng chỉ mong cuối vụ đừng thất bát. Lúa nhà tôi chịu được qua hết mấy đợt, thế mà hôm rồi, trận lốc cuối cùng lại bị đổ ngã mất một ít vì nặng bông quá”, ông Lục vừa là tay xếp lại mấy chiếc bì xác rắn vừa bắt chuyện cùng tôi.

Mùa gặt nắng vàng!

Câu chuyện của chúng tôi bị chen ngang bởi hai chiếc máy gặt cỡ lớn. Chúng trườn xuống đồng, hòa vào cánh đồng rộng gần 30 ha sản xuất theo mô hình VietGAP. Máy chạy băng băng, bông lúa như nhảy múa trước lồng gặt.

Gương mặt của ông Lục bắt đầu đẫm mồ hôi, ánh mắt tập trung dõi theo từng làn máy chạy. Hôm đó, ông có đến 1,5 mẫu ruộng phải thu hoạch. Ông bảo, năm nay được tiếp cận cách làm lúa theo VietGAP, từ chăm sóc đến thu hoạch đều thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, ghi chép sổ sách đầy đủ. Lạ lẫm nhưng an tâm vì cách sản xuất khoa học, vì thế mà cánh đồng này dự kiến năng suất cao nhất trong số ruộng nhà ông.

Mùa gặt nắng vàng!

Cánh đồng mùa gặt lúc nào cũng rộn rã. Mỗi khoảng ruộng phải đến 3 - 4 người, vào những thời điểm này, họ phải huy động lực lượng để theo máy đi thu hoạch lúa. Lại có những người như Nguyễn Văn Quốc, chủ máy cày, ra đồng để giúp những gia đình khó khăn chở lúa về nhà.

Quốc còn rất trẻ, chắc độ 20 - 23 tuổi gì đó, nhanh nhẹn và hoạt bát. Trước đây, Quốc đã thoát li khỏi làng để tìm việc ở thành phố lớn. Thế rồi, quê hương níu bước, anh quyết định trở về, đầu tư vào dịch vụ nông nghiệp. Cách đây không lâu, anh đã tự chế thêm dàn sắt sau chiếc máy cày Kubota mới tinh của mình để làm xe chở lúa, nhận giúp gia đình nào khó khăn, bị mất mùa hay con cái làm ăn xa.

Mùa gặt nắng vàng!

Khi được hỏi, Quốc chỉ cười đùa: “Bây giờ dầu còn rẻ mà chị, coi như là cách chăm sóc khách hàng của mình vậy. Em làm thế này từ đầu mùa thu hoạch rồi, có mấy người hỏi thuê nhưng em chỉ nhận chở giúp thôi”. Ra là thế, người ta luôn nói người nhà quê luôn hồn hậu!

Mùa gặt nắng vàng!

Hôm nay nữa thì những cánh đồng cuối cùng của thôn Hòa Hợp, thị trấn Thạch Hà cũng thu hoạch. Dù mới bắt đầu vụ đầu tiên nhưng 5 ha sản xuất một giống lúa BQ của Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh rất được lòng bà con nông dân. Lúa vàng óng, bông lúa to đều và cứng cáp, thể hiện sự chống chịu với mảnh đất khắc nghiệt này.

Mùa gặt nắng vàng!

Nghe có doanh nghiệp về thu mua, bà con tập trung ra đồng đông hẳn. Không còn giữ lối tư duy gặt lúa về nhà như trước, đối với những dòng lúa có giá trị cao như BQ thì bà con muốn biến nó trở thành hàng hóa thực sự. Họ bàn nên bán lúa tươi ngay sau thu hoạch, có tiền ngay mà không phải thấp thỏm vì những tổn thất trung gian khác.

Hơn nữa, cánh đồng này, ngay từ đầu vụ đã liên kết chặt chẽ với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh từ khâu giống đến kỹ thuật, mỗi một chu kỳ chăm sóc đều được giám sát chặt chẽ và can thiệp kỹ thuật kịp thời. Bởi thế, giống phát huy tối đa những ưu việt về năng suất, chất lượng.

Mùa gặt nắng vàng!
Mùa gặt nắng vàng!

Vụ xuân được mùa, được giá có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn nông dân.

Bà Nguyễn Thị Hải, thôn Hòa Hợp cho biết: “Chắc phải đạt trên 3 tạ/sào, nhà tôi có 7 sào thì nếu được giá tôi sẽ bán hết. Bây giờ làm lúa chẳng phải chỉ để ăn, có tiền rồi thì đổi gạo cũng được, thậm chí còn có thể lo được nhiều việc khác nữa”.

Có lẽ chưa bao giờ cánh đồng Hà Tĩnh lại nhộn nhịp cảnh thu mua lúa như năm nay. Từ doanh nghiệp đến thương lái đều vào tận ruộng, đặt hàng trước cho bà con nông dân. Cũng hiếm có năm nào giá lúa lại tốt như năm nay, bà con nông dân có thể thương lượng, lựa chọn đầu mối mà không sợ bị thiệt thòi.

Cùng lúc, Hà Tĩnh đang tập trung đầu tư cho việc xây dựng cánh đồng lớn gắn với phá bỏ bờ thửa nhỏ, đồng nhất giống, đồng nhất quy trình. Đây được xem như “cơ hội ngàn vàng” để sản phẩm lúa gạo của tỉnh “bắt tay” với nhiều doanh nghiệp, tái cơ cấu theo hướng giá trị tăng cao.

Bà Võ Thị Hồng Minh, Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh cho biết: “Vụ hè thu 2020, chúng tôi dự kiến sẽ liên kết, bao tiêu khoảng 1.000 ha. Doanh nghiệp lo đầu chuỗi, cung ứng giống chất lượng, quy trình kỹ thuật và kết nối tiêu thụ lúa tươi cuối vụ”.

Mùa gặt nắng vàng!

Thay đổi hình thức tiêu thụ, nông dân TX Hồng Lĩnh phấn khởi thu lúa tươi, nhận tiền liền tay.

Mùa nối mùa - vụ hè thu đã bắt đầu khởi động. Người nông dân cũng bắt đầu với những công việc vốn đã quen thuộc, xuống đồng làm đất, bắc mạ. Nắng mai vàng rực mở đầu cho ngày mới, mang theo cả những kỳ vọng về những vùng sản xuất hàng hóa, “đánh thức” tư duy của người nông dân.

Vụ xuân 2020 đã vượt qua nhiều “cửa ải” thành công. Toàn tỉnh sản xuất trên 59.000 ha, không xảy ra điểm nóng về dịch bệnh, năng suất bình quân vẫn giữ ổn định với 55,27 tạ/ha, tương đương năm 2019. Và, những vựa lúa lớn thì năng suất còn đạt cao hơn như: Đức Thọ (62 tạ/ha), Vũ Quang (60 tạ/ha), Can Lộc (58 tạ/ha)

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng

Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh

ảnh & video: huy tùng - nguyễn oanh - văn chung

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.