Muốn có văn hóa đọc, toàn dân phải đọc sách

Chưa bao giờ, cụm từ “văn hóa đọc” được nhắc đến nhiều như trong những ngày này. Bởi lần đầu tiên, Ngày hội đọc sách Việt Nam – một sự kiện mang tầm quốc gia do Bộ VH-TT&DL tổ chức – sẽ diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội vào ngày 23/4 tới.

Cách đây khoảng 10 năm, khi còn xa lạ với khá nhiều công chúng, Ngày hội đọc sách Pháp đã được Tổng công ty sách Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp tổ chức tại Hà Nội. Đây là hoạt động nhằm hướng mọi người đến với sách và say mê đọc sách theo sáng kiến của Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp. Theo thông lệ, năm nào hoạt động này cũng được tổ chức vào mùa Thu tại Pháp và được nhân rộng ra khắp mạng lưới các trung tâm văn hóa của Pháp tại hơn một trăm nước trên thế giới...

Những đặc biệt của ngày hội

Năm 2011, Ngày hội đọc sách được coi là một sự kiện lớn, mang tầm quốc gia do Bộ VH-TT&DL phê duyệt và tổ chức vào ngày 23/4 tới tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Với Slogan: Đọc sách cho ngày mai, BTC muốn nhấn mạnh, bắt đầu từ năm nay, ngày 23/4 hàng năm sẽ là ngày tôn vinh sách, tôn vinh văn hóa đọc. Được biết, sẽ có gần 40 đơn vị như: các NXB, thư viện, công ty sách, nhà sách tham gia ngày hội. Và đặc biệt, có 2 doanh nghiệp sách đã tham gia trong BTC là Công ty CP sách Thái Hà và Công ty Hà Thế.

Ngày hội đọc sách hướng tới độc giả trẻ
Ngày hội đọc sách hướng tới độc giả trẻ

Đối tượng của Ngày hội đọc sách là tất cả các bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ. Năm nay, ngay sau khi biết tin, sẽ diễn ra Ngày hội đọc sách tại Văn Miếu, nhiều trường phổ thông đã đăng ký để đưa các em học sinh đến tham dự. Riêng khối các trường ĐH và CĐ đến nay đã có ít nhất 6 trường đăng ký cử sinh viên đến tham gia là: ĐH Văn hóa, ĐH KHXH&NV Hà Nội, ĐH Đông Đô, Cao đẳng Sư phạm TƯ, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và Cao đẳng Nội vụ. Mỗi trường đăng ký ít nhất 60 em (CĐ Nội vụ) và nhiều là 140 em (ĐH Văn hóa).

Trong Ngày hội đọc sách ngoài phần “lễ”, sẽ có nhiều chương trình vui chơi giải trí để thực sự biến 23/4 thành “ngày hội”. Đó là các hoạt động như: thi nghệ thuật xếp sách thành những hình đẹp, ấn tượng; thi vẽ bìa sách, vẽ tranh minh họa sách; thi hùng biện về 1 cuốn sách yêu thích; giao lưu với các diễn giả, tác giả; thu thập chữ ủng hộ ngày đọc sách 23/4 hằng năm và đặc biệt là Tặng sách giờ vàng...

Tặng 5.000 cuốn sách để “kích cầu”

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Thái Hà Books, là một trong những người “thiết kế” nội dung cho ngày hội cho biết, dự kiến sẽ có 5.000 cuốn sách được tặng cho bạn đọc trong Tặng sách giờ vàng (10 - 11h sáng và 15 - 16h chiều). Theo ông Hùng, hiện nay, trung bình mỗi năm, mỗi người Việt Nam chỉ mua 3,3 cuốn sách, đọc 2,8 cuốn là quá ít. Tối thiểu phải là 50 cuốn/ người/năm thì chúng ta mới có thể có văn hóa đọc. Sách đã có nhiều hơn, nhưng vẫn còn đến 80% nông dân không đọc sách.

Muốn có văn hóa đọc thì phải đi từ gốc, phải là toàn dân đọc sách. Và phải tặng sách để kích thích việc đọc. Cũng theo ông Hùng, đang có rất nhiều tri thức dẫn đường cho văn hóa đọc, cổ vũ cho việc đọc sách như: GS Chu Hảo, TS Quách Thu Nguyệt, Giản Tư Trung, Lý Trường Chiến... Rất nhiều bạn trẻ lăn lộn với sách. Nhiều em đi xin sách, gom sách mang về tặng các vùng sâu vùng xa. Nhiều CLB yêu sách đang hoạt động rất hiệu quả. Và chúng ta hoàn toàn kỳ vọng vào phong trào toàn dân đọc sách.

Tuy nhiên, Nhà nước cũng nên quan quan tâm hơn đến văn hóa đọc. Cần có ngân sách lớn hơn cho việc xây dựng các thư viện, hỗ trợ xuất bản sách, có ngân sách mua sách cho các thư viện từ trung ương đến làng xã. Có sách sẽ có tri thức. Tri thức có từ sách và văn hóa đọc sách, mà tri thức là nền tảng để phát triển đất nước... Và Ngày đọc sách Việt Nam phải được tổ chức hàng năm với quy mô toàn quốc.

Các nhà văn vào cuộc tôn vinh sách

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 23/4, Ban Nhà văn trẻ - Hội Nhà văn VN tổ chức chương trình Nhà văn và tác phẩm. Chương trình gồm: CLB Đọc sách cùng con; giao lưu nói chuyện về Văn học trẻ hiện nay và Văn hóa đọc (nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên); trình diễn thơ trên nền nhạc của các nhà thơ: Nguyễn Bảo Chân, Vi Thùy Linh, Hữu Việt và đặc biệt, là màn trình diễn truyện ngắn Phố núi (nhà văn Phong Điệp) cùng một trích đoạn tiểu thuyết Kín (nhà văn Nguyễn Đình Tú).

Theo Thethaovanhoa.vn

Đọc thêm

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân

Sáng nay (18/4), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2023; vinh danh doanh nghiệp vì người lao động, công đoàn cơ sở tiêu biểu, chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu, công nhân lao động tiêu biểu…
Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Bệnh mũi họng thường gặp ở trẻ trong mùa lạnh và cách phòng tránh

Khi thời tiết lạnh sẽ khiến nhiều trẻ mắc bệnh về tai mũi họng, trong đó phổ biến là viêm họng, viêm mũi… Điều này làm các bậc cha mẹ lo lắng, bởi bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như cách chăm sóc đúng sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Thị xã Kỳ Anh trao huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên

Nhân dịp kỷ niệm niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2022), 92 năm ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/111/2022), Ban Thường vụ Thị ủy Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng cho 18 đảng viên.
Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Cơ hội uống bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh miễn phí

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9 và giới thiệu sản phẩm bia mới của Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh, Công ty CP Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh tổ chức cho người tiêu dùng sử dụng miễn phí các sản phẩm bia tại một số địa điểm trên địa bàn Hà Tĩnh.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2022), 17 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2022), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt đối với Công an nhân dân”.
Khi mẹ chồng đến ở chung...

Khi mẹ chồng đến ở chung...

“Công bằng mà nói, chồng tôi là một người tốt, năng động, có trách nhiệm, xuất sắc và đáng tin cậy, biết kiếm tiền chăm lo cho gia đình. Nhưng...”.
Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Đẩy mạnh tiêm vaccine, chủ động, sẵn sàng ứng phó nếu dịch bệnh bùng phát trở lại

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, yêu cầu đẩy mạnh tiêm vaccine, thần tốc hơn nữa thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, chủ động xây dựng và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra, kể cả trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Lần đầu số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 60.355 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 23/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam lần đầu tăng lên hơn 60.000 F0 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tiếp tục nhiều nhất tăng vọt lên gần 7.500 ca; Trong ngày có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi.