Hiện Nga đang tiến hành thử nghiệm thử nghiệm loại vũ khí hoàn toàn mới ở miền nam nước này. Vũ khí mới của Nga được ông Oleg khẳng định tuân theo các định luật vật lý hoàn toàn mới. Truyền thông Nga cho rằng, "định luật vật lý mới" là cách quân đội Nga thường dùng để chỉ các loại vũ khí chưa từng tham gia thực chiến.
Mặc dù vậy, ông Oleg không tiết lộ chính xác năng lực của vũ khí này nhưng tiêt lộ, chúng có khả năng xuyên phá cực mạnh và khiến nỗ lực đánh chặn của đối phương bất lực.
Nga thử nghiệm pháo điện từ. |
Sự úp mở của vị tướng Nga về vũ khí mới đã được tờ Daily Star của Anh phóng đoán, chúng có thể là tên lửa Sarmat phiên bản hầm phóng, hoặc pháo điện từ. Và nếu những phỏng đoán của Anh là đúng thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nga đang tạo ra cuộc cách mạng về vũ khí tương lai.
Bởi theo những thông tin được tờ Rossiyskaya Gazeta (RG) của Nga tiết lộ, pháo điện từ của Nga hiện được Viện nghiên cứu nhiệt độ cao (thuộc Viện Hàn lâm khoa học) ở Shatura nghiên cứu đã có những thử nghiệm thành công và đạt tốc độ nhanh gấp 3 lần pháo điện từ Mỹ.
Ông ông Alexey Shurupov, giám đốc Viện nghiên cứu nhiệt độ cao thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở Shatura cho biết: "Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã thử súng điện từ bắn viên đạn nặng chỉ vài chục gram bay với tốc độ đến 6,25 km/s (22.500 km/h), tốc độ này rất gần tốc độ vũ trụ cấp 1".
Với tốc độ kinh hoàng của viên đạn do phòng thí nghiệm nói trên ở Nga thực hiện, không lớp bảo vệ nào của các thiết bị quân sự hiện tại có thể chống đỡ nổi, từ tàu chiến, xe tăng, máy bay. Và nó được cho rằng bay nhanh gấp 3 lần tốc độ pháo điện từ Mỹ trong thử nghiệm (7.000km/h).
Theo nhận định của những chuyên gia hàng đầu về quốc phòng, thành công với vũ khí điện từ có thể làm thay đổi bản chất các cuộc hải chiến trong tương lai.
Bởi so với tên lửa, vũ khí điện từ có nhiều lợi thế về chi phí sử dụng rẻ, bảo quản dễ dàng và hiệu năng chiến đấu cao. Thực tế, chiến hạm dù có lớn tới đâu cũng chỉ mang được một số lượng đạn tên lửa nhất định.
Khi sử dụng hết để nạp lại, chiến hạm buộc phải quay về cảng hoặc hệ thống chuyên dụng để nạp đạn. Vũ khí điện không cần điều này vì cơ cấu đạn nhỏ, có thể dễ dàng vận chuyển như đạn pháo thông thường, thậm chí là tiếp vận ngay trên biển.
Trong tác chiến, đạn tên lửa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gây nhiễu có thể trượt mục tiêu nếu hệ thống dẫn đường bị vô hiệu hóa. Đối với vũ khí điện từ thì không.
Khả năng bay thuần quán tính, tốc độ siêu thanh, đầu đạn tấn công có phản xạ tiết diện nhỏ nên việc ngăn chặn hoặc gây nhiễu chúng gần như là không thể. Với sơ tốc đầu đạn lớn, khả năng phá hủy của đạn pháo ray điện bắn ra không khác gì với các đầu đạn mang thuốc nổ hạng nặng.
Đến khi đi vào trang bị, Nga sẽ tạo nên cuộc cách mạng vũ khí cho tương lai ngay với chính đối thủ Mỹ.