Ảnh: CAMILLE SEAMAN/National Geographic
Hoàng hôn đỏ rực trên eo biển Lemaire, nằm khoài khơi bờ biển phía tây bán đảo Nam cực. Hiện tượng băng tan và tách ra khỏi các tảng băng lớn diễn ra ngày càng thường xuyên hơn ở Nam Cực, điều này xuất phát từ sự ấm dần lên của Trái đất.
Ảnh: BRIAN SKERR/National Geographic
Con sư tử biển săn cá quanh rừng tảo bẹ vùng biển Cortes Bank, ngoài khơi bờ biển bang California, Mỹ.
Ảnh: COREY ARNOLD/National Geographic
Cặp đôi Jonathan Farrar và Marty Castro trước thiên nhiên xanh tươi. Họ lái xe quanh cung đường West Coast trải dài từ bang California đến Oregon, Washington, thăm các vườn quốc gia trong khu vực và khám phá hồ Crater - hồ sâu nhất nước Mỹ (655m) tại bang Oregon.
Ảnh: LUCA LOCATELLI/National Geographic
Vẻ đẹp của những trang trại nhà kính dưới ánh đèn đêm ở vùng Westland, Hà Lan. Những trang trại nhà kính này giúp kiểm soát khí hậu để trồng các loại hoa, củ.
Đây là mô hình tạo điều kiện lý tưởng cho thực vật sinh trưởng, phát triển trong suốt ngày, đêm và tránh được điều kiện thời tiết bất lợi từ bên ngoài.
Ảnh: CAROLYN DRAKE/National Geographic
Bình nguyên muối khô bằng phẳng Bonneville Salt Flats thuộc bang Utah, Mỹ có diện tích khoảng 120km2.
Nồng độ muối ở đây rất cao khiến cho muối đóng băng tạo nên những mặt phẳng khô cứng, nhám và dày, được phủ bởi một lớp sương muối ở trên tạo điều kiện lý tưởng để tổ chức các giải đua xe.
Ảnh: CORY RICHARD/National Geographic
Đàn voi di chuyển ngang qua vùng đồng bằng châu thổ sông Okavango ở Botswana. Đây là khu bảo tồn có nhiều đàn động vật có vú lớn di cư theo mùa, gồm linh dương đầu bò, trâu rừng châu Phi và voi.
Ảnh: JIM RICHARDSON/National Geographic
Những cánh đồng hoa thạch thảo khoe sắc tím tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động cạnh khu vực sông Dee thuộc công viên Mar Lodge Estate ở Aberdeenshire, Scotland. Chính quyền địa phương đang thực hiện dự án tái sinh rừng tại công viên này.
Ảnh: CIRIL JAZBE/National Geographic
Các nhà sư chơi bóng chuyền với nhóm cảnh sát địa phương giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở Gasa, Bhutan.
Ngày càng có nhiều du khách đến tham quan Bhutan - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới bởi có không khí trong lành, hầu như không bị ô nhiễm bởi khói bụi công nghiệp như các quốc gia khác.
Ảnh: GEORGE STEINMETZ/National Geographic
Những nghĩa trang và các trại sinh sống làm từ đất sét của tộc người Afari gần khu vực sông Awash thuộc Ethiopia.
Ảnh: NASA/National Geographic
Một phi hành gia trên Trạm Không gian quốc tế ISS ghi lại hình ảnh dải cực quang màu xanh lá cây trên Trái đất vào năm 2010.
Ngày Trái đất do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng Dân chủ bang Wisconsin, Mỹ phát động vào ngày 22-4-1970 và được người dân khắp thế giới hưởng ứng cho tới ngày nay nhằm truyền tải thông điệp cần bảo vệ môi trường trên Trái đất. Theo earthday.org, Ngày Trái đất năm nay có chủ đề "Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" nhằm cảnh báo con người trước thực trạng nguồn tài nguyên biển đang ô nhiễm rác thải nhựa nghiêm trọng. Nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Science cho biết số lượng rác thải nhựa tồn tại trong các đại dương ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Do đó, "Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" truyền cảm hứng thay đổi cơ bản thái độ, hành vi của con người về sử dụng chất thải nhựa, đó cũng là trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe của con người. |