Nghị trường phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh chiều nay (12/12) nóng lên với hai vấn đề sát sườn là chuyển đổi mô hình quản lý chợ và ngập lụt đô thị.
TP Hà Tĩnh đã linh hoạt lồng ghép các nguồn lực để tập trung nâng cấp, chỉnh trang hạ tầng gắn với cải thiện hệ thống tiêu thoát nước đô thị nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các đơn vị, địa phương cần nhanh chóng tiêu thoát nước ở khu vực lúa bị ngập và tranh thủ đẩy nhanh việc thu hoạch khi thời tiết tốt lên, đảm bảo năng suất lúa hè thu ở Hà Tĩnh.
Dù nền nhiệt độ không xuống quá thấp, khó có khả năng gây rét nhưng mưa lớn diện rộng, dông lốc và gió giật mạnh nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới lúa xuân đang vào vụ thu hoạch ở Hà Tĩnh.
Mưa lớn kết hợp với triều cường và các hồ đập xả tràn khiến nhiều tuyến đường, nhà dân ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập. Người dân phải thu dọn và kê cao các vật dụng để tránh bị hư hỏng do nước tràn vào nhà.
Do ảnh hưởng của bão số 8 kết hợp với không khí lạnh, thời tiết Hà Tĩnh diễn biến rất phức tạp. Với dự báo có thêm các đợt mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ, lũ ống, sạt lở đất, đe dọa tới tài sản, tính mạng Nhân dân.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT&TKCN Lê Minh Hoan yêu cầu các địa phương theo sát dự báo về bão số 7 để tổ chức sơ tán dân; đặc biệt, rà soát các đối tượng trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Từ sáng 24/9 đến ngày 26/9, Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to, riêng ngày và đêm 24/9 có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa dự báo 150 - 250 mm, có nơi trên 300 mm.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh, việc chuẩn bị sẵn các phương án, biện pháp ứng phó với thiên tai sẽ giúp TX Kỳ Anh giảm thiểu tối đa thiệt hại, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân địa phương.
Mưa lớn nhiều ngày khiến giao thông bị chia cắt, các vùng trồng rau bị thiệt hại nặng nên nguồn cung rau xanh cho thị trường Hà Tĩnh thiếu hụt, giá tăng chóng mặt.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đề nghị các ngành, địa phương Hà Tĩnh tiếp thu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng để triển khai các biện pháp ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.
Tình trạng úng ngập của TP Hà Tĩnh dường như vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” khi đợt mưa liên tiếp gần một tuần qua khiến nhiều tuyến đường của TP Hà Tĩnh chìm trong nước.
Mưa lớn suốt những ngày qua đã làm nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngập sâu khiến các phương tiện ô tô, xe máy gặp sự cố, chết máy giữa đường. Vì thế, dịch vụ cứu hộ, sửa chữa ô tô, xe máy trở nên “đắt khách”.
Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Dài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh vừa cho biết, do ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén bởi bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nên trong 3 giờ qua, một số nơi ở Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngập lụt đô thị TP Hà Tĩnh nhiều năm qua tiếp tục được đại biểu đưa ra chất vấn tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần này. Trong khi đại biểu ngỏ ý cách xử lý thoát nước hiện đại như Paris (Pháp) thì Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng chỉ cần nhìn ra Nghệ An hay nhìn vào Quảng Bình đủ thấy hạn chế của Hà Tĩnh. Vậy Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh nói gì về tình trạng “chưa mưa đã ngập” trong phiên chất vấn chiều nay (12/12)?