Trong số 10 nghệ nhân Hà Tĩnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định phong tặng danh hiệu lần này có 2 người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND) và 8 người là Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT).
Đã hàng chục năm nay Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tiến Khởi (SN 1972) - Phó Chi hội Văn học nghệ thuật huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và vợ là chị Trần Thị Hợi (SN 1983) - Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Gia luôn miệt mài lan tỏa và "thổi hồn" cho những ca khúc dân ca ví, giặm, những lời ca cổ...
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng mong muốn thời gian tới, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà báo tiếp tục đồng hành cùng tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị; kịp thời tham mưu các giải pháp nhằm phát huy vai trò, chức năng của mình.
Với tâm nguyện gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa thờ mẫu, nghệ nhân Phạm Quang Hồng - Chủ nhiệm CLB Bảo tồn di sản hát văn và nghi lễ hầu đồng Hà Tĩnh, Thủ nhang Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười, phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) đã miệt mài hoạt động, thực hành tín ngưỡng thờ mẫu trong suốt hơn 20 năm qua.
Hơn 30 năm “bén duyên” với phong trào văn nghệ quần chúng, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Tuấn (SN 1968) ở xã Xuân Giang (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần giữ gìn và phát triển dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
Gia đình ông Trần Văn Hoàng ở xã Yên Hồ (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là gia đình điển hình trao truyền dân ca ví, giặm tại địa phương. Gia đình ông trở thành niềm cảm hứng, lan tỏa nét đẹp dân ca ví, giặm cho thế hệ trẻ.
Thiếu tá - Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chia sẻ, hành trình nỗ lực cống hiến bảo tồn dân ca ví, giặm của ông được bắt đầu sau lần được biểu diễn phục vụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Nghệ nhân ưu tú Hà Tĩnh Nguyễn Tiến Khởi sáng tác ca khúc “Bài ca chống dịch Covid-19” với giai điệu rộn ràng, dễ nghe, khiến người ta chỉ muốn đứng dậy lắc lư, vỗ tay theo nhịp.
Từ hoạt động sôi nổi của 124 câu lạc bộ (CLB) dân ca ví, giặm tại các địa phương Hà Tĩnh, cùng lắng nghe những ý kiến khách quan của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu về vấn đề này.
Những ngày cuối năm, khi làn điệu dân ca vang lên tha thiết trên hệ thống truyền thanh công cộng, tôi lại nhớ lời dặn của Bác Hồ: “Rằng muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca”. Có lẽ, bởi vì tình yêu ấy mà mỗi ngày, nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ Hà Tĩnh vẫn lặng lẽ nỗ lực gìn giữ, trao truyền những giá trị văn hóa của quê hương.
Sáng 11/9, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ sỹ ưu tú” cho 9 nghệ nhân, nghệ sỹ .
Hà Tĩnh vừa có thêm 8 nghệ nhân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng các danh hiệu cao quý, trong đó có 1 nghệ nhân nhân dân và 7 nghệ nhân ưu tú.
Chập choạng tối, trong căn phòng nhỏ nêm kín những tài liệu, giấy khen, kỷ vật về dân ca ví, giặm, Nghệ nhân ưu tú Trần Khánh Cẩm - Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm xã Kỳ Bắc (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang cong mình trên những trang viết.
9 cá nhân nắm giữ các loại hình di sản văn hoá phi vật thể vừa được Hội đồng cấp tỉnh Hà Tĩnh xét tặng danh hiệu bỏ phiếu bầu chọn 1 nghệ nhân nhân dân và 8 nghệ nhân ưu tú trình Hội đồng chuyên ngành cấp bộ xét tặng.
Sáng 20/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp tỉnh để tiến hành soát xét danh sách đề nghị tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai.
Hơn 20 năm qua, có một người vẫn lặng lẽ đi dọc đất nước để dâng tiếng hát, lời thơ làm đẹp cho đời. Bà như được ví, giặm sinh ra để rồi suốt đời rong ruổi rộng dài theo từng câu hát, để gìn giữ, chắt chiu và truyền lửa cho di sản văn hóa nhân loại. Đó là nhà thơ, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hồng Oanh.