Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

Hành động đơn giản như phớt lờ hay tắt báo thức để ngủ thêm vào mỗi sáng trên giường có thể gây ra nhiều tác hại hơn bạn nghĩ.

Nhiều người có thói quen đặt báo thức sớm nhưng rồi lại tắt chuông để “ngủ nướng” thêm một chút trên giường. Thỉnh thoảng nuông chiều bản thân như vậy không phải là điều xấu. Tuy nhiên, việc lặp lại hành vi này trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trên nhiều phương diện.

1. Gây rối loạn chu kỳ giấc ngủ

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

(Ảnh: Brightside)

Khoảng 2 giờ trước khi bạn thực sự thức dậy, cơ thể đã bắt đầu tự chuẩn bị để khởi đầu ngày mới. Nhiệt độ cơ thể tăng lên, các chất hóa học giúp bạn cảm thấy tỉnh táo được tiết ra dần. Lúc thức dậy sau khi nghe chuông báo thức đầu tiên, cơ thể bạn đã chuẩn bị tốt cho sinh hoạt sau đó. Tuy nhiên, nếu bạn quay lại tiếp tục ngủ, sự chuẩn bị trước đó là vô nghĩa. Do đó, khả năng cao là bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ và chệnh choạng thêm một thời gian dài sau khi thực sự thức dậy.

2. Mệt mỏi hơn suốt cả ngày

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

(Ảnh: Brightside)

Nhiều người nghĩ rằng nấn ná ngủ thêm sẽ giúp mình có thêm nhiều năng lượng hơn cho ngày mới. Tuy vậy, một khảo sát thực tế trên 20.000 người đã chỉ ra rằng những người hay ngủ nướng có xu hướng cảm thấy mệt mỏi hơn suốt trong ngày. Hơn nữa, thói quen này về lâu dài dễ gây nên tình trạng thiếu ngủ, đến tình trạng thiếu ngủ về lâu dài.

3. Có hại cho sức khỏe đường ruột

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

(Ảnh: Brightside)

Việc “tranh thủ” thêm thời gian để nằm ngủ trên giường sẽ làm rối đồng hồ sinh học, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Khi cơ thể không chắc chắn được sẽ đi ngủ và thức dậy khi nào, nhiều khả năng là bạn sẽ trằn trọc cả đêm và kết quả là ngủ được ít hơn hẳn. Khi sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng, quá trình trao đổi chất cũng sẽ gặp rối loạn, kéo theo tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.

4. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

(Ảnh: Brightside)

Thường xuyên tắt nhiều báo thức để quay lại giấc ngủ có thể dẫn đến nhiều thay đổi tiêu cực đến sức khỏe. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy mình bị ốm thường xuyên hơn trước đây. Điều này xảy ra vì việc giấc ngủ bị ngắt quãng, hay xa hơn là thiếu ngủ làm suy yếu cơ chế bảo vệ của cơ thể. Do đó, hệ miễn dịch sẽ không thể bảo vệ bạn một cách hiệu quả như bình thường.

5. Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

(Ảnh: Brightside)

Một trong những tác hại ít ai ngờ đến của ngủ nướng là sự ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chế độ ngủ không đều đặn do thời gian nghỉ ngơi biến động sẽ tác động tiêu cực đến các hormone sinh sản, vốn chịu trách nhiệm về kinh nguyệt và rụng trứng. Việc duy trì những giấc ngủ bị gián đoạn lâu dần sẽ khiến cơ thể căng thẳng hơn, do đó có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc trễ kinh.

6. Da trở nên nhạy cảm hơn

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

(Ảnh: Brightside)

Kể cả khi đã chăm sóc da tốt đến bao nhiêu, tình trạng ngủ không đều giấc liên tục có thể phá hoại nỗ lực của bạn và khiến da nổi mụn. Khi ngủ không đủ giấc, nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng lên, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sản xuất quá nhiều bã nhờn và tắc nghẽn lỗ chân lông.

Các mẹo hay cần biết

Ngủ nướng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch

Để khắc phục tình trạng ngủ nướng sau báo thức, bạn có thể tham khảo những ý tưởng dễ thực hiện sau để thiết lập thói quen nghỉ ngơi lành mạnh hơn.

- Tăng cường hoạt động: Những người tích cực hoạt động thể chất cũng thường ít có xu hướng nấn ná trên giường khi đã tỉnh giấc. Bạn có thể tạo thói quen đi bộ ít nhất nửa giờ mỗi ngày và xem ảnh hưởng tích cực của việc này đến hành vi ngủ nướng mình.

- Đặt báo thức ở phía bên kia của phòng ngủ: Đây là một phương thức đã có từ lâu. Việc phải chạy hẳn sang một phòng khác sẽ khiến bạn phải đứng hẳn dậy và bước đi. Do đó, cảm giác muốn nằm xuống ngủ lại sẽ giảm đi đáng kể.

- Bật đèn: Bóng tối khiến nhiều người cảm thấy khó thức dậy. Do đó, bật đèn có thể là cách khắc phục hiệu quả.

- Chọn đồng hồ không có lựa chọn cài đặt lại báo thức sau lần đổ chuông đầu: Nếu báo thức không cho phép bạn hẹn giờ lại, bạn cũng sẽ không yên tâm ngủ thêm vì nguy cơ muộn giờ. Đây là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả.

Theo VTV

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.