Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kiên cố vừa phục vụ sinh hoạt của dân cư vừa đóng vai trò là nơi tránh trú cho Nhân dân là điều cần thiết với vùng thường xuyên xảy ra ngập lụt, vùng hạ du các hồ chứa ở Hà Tĩnh.

16 người tránh lũ trên gác chạn hơn 9 m2

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

Căn gác chạn rộng hơn 9m2 của gia đình chị Đinh Thị Hoa - thôn Sơn Trình, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) là nơi tránh lũ cho 16 người trong trận lũ vừa qua

Nhớ lại những ngày tránh lũ trên gác chạn chưa đầy 10m2 trong ngôi nhà cấp 4 của mình, chị Đinh Thị Hoa - thôn Sơn Trình, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) vẫn chưa hết sợ hãi.

“Hôm đó nước lũ lên rất nhanh. Ba bề, bốn bên đều mênh mông biển nước, 16 người (4 người trong gia đình cùng với 12 người hàng xóm) đã phải “cố thủ” trên chạn 4 ngày đêm. Gác chạn chật hẹp chỉ khoảng hơn 9m2, cao chưa đầy 3m, nước thì mỗi lúc càng dâng cao. Chúng tôi ai cũng rất sợ hãi, cầu mong tình huống xấu nhất không xẩy ra” - chị Hoa kể lại.

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

Thôn Sơn Trình, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) ngập chìm trong biển nước trong đợt mưa lũ tháng 10/2020

Theo chị Hoa, khổ nhất trong những ngày tránh lũ không chỉ là việc nấu ăn gặp khó khăn mà hơn đó là việc sinh hoạt cá nhân vô cùng vất vả và nguy hiểm.

Ông Phạm Đình Hòa - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Sơn Trình cho biết, thôn là vùng thấp trũng nhất của xã Tân Lâm Hương, bị ngập sâu từ 1,5 - 2,5m. Toàn thôn có 120 hộ gia đình với 420 nhân khẩu. Mặc dù công tác di dời dân được triển khai rất tích cực nhưng toàn thôn chỉ có 1 nhà cao tầng, còn lại là nhà cấp 4 nên rất khó khăn trong việc sơ tán người dân đến chỗ an toàn.

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

Ông Phạm Đình Hòa - Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Sơn Trình chỉ ngấn nước lũ cao hơn 2m tại nhà văn hóa thôn

Trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, nhiều thôn xóm có địa hình thấp trũng, nằm trong “rốn lũ” của hạ du hồ Kẻ Gỗ thuộc các địa phương: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh đã bị ngập sâu trong biển nước từ 1-2m, có nơi hơn 3m.

Thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) là một trong những thôn có mức nước ngập sâu, nơi sâu nhất lên tới hơn 3m.

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

Ngấn nước lũ cao 2,5m tại nhà văn hóa thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên)

“Do nằm dưới hạ du hồ Kẻ Gỗ và sát bên bờ sông Ngàn Mọ nên cứ mưa xuống là nơi đây bị ngập và ngập 3-4 ngày, như đợt vừa qua ngập gần 10 ngày.

Thôn Phan Chu Trinh là thôn thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, hầu hết nhà dân đang là cấp 4, nhà tạm thấp nhỏ. Vì vậy, việc sơ tán, tránh lũ trong những lúc cao điểm rất khó khăn và không đảm bảo an toàn” – ông Võ Tá Thọ, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Phan Chu Trinh cho hay.

Cần thiết những công trình nhà cộng đồng tránh lũ

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

Nhà văn hóa thôn Sơn Trình, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà)...

“Chúng tôi mong muốn nhà nước, các tổ chức, nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ xây dựng tại thôn xóm ngôi nhà cộng đồng tránh bão, lũ. Ngày thường, đây sẽ là nơi sinh hoạt cộng đồng, ngày bão lũ dùng để sơ tán dân, đặc biệt là người già, trẻ em. Đây cũng là điểm tập kết, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, đặc biệt trong những lúc đang ngập nước” - ông Nguyễn Văn Ninh, Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương bày tỏ.

“Nhà văn hóa thôn Phan Chu Trinh được xây dựng từ những năm 1990, nay cũng đã xuống cấp, diện tích chật hẹp. Việc huy động Nhân dân đóng góp xây dựng lại trong thời điểm này thì rất khó khăn. Vì vậy, mong muốn của người dân là được đầu tư xây mới 2 tầng, đảm bảo vừa sinh hoạt cộng đồng vừa làm nơi tránh trú bão lũ” – ông Võ Tá Thọ, trưởng thôn Phan Chu Trinh, cho hay.

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

...và nhà văn hóa thôn Phan Chu Trinh, xã cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) được xây dựng từ lâu và đã xuống cấp cần được đầu tư xây mới, đặc biệt là đáp ứng công năng tránh trú bão, lụt

Thực tiễn trong đợt mưa lũ vừa qua cho thấy, việc xây dựng một ngôi nhà cộng đồng tránh lũ cho người dân, đặc biệt là những vùng ngập sâu, ngập lâu, đời sống người dân còn khó khăn là hết sức cần thiết.

Ngay sau đợt mưa lũ, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo tỉnh và các sở ngành liên quan đã đi kiểm tra, khảo sát thực tế tại các điểm ngập lụt. Qua kiểm tra, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng khẳng định, việc xây dựng nhà văn hoá cộng đồng kiên cố vừa phục vụ sinh hoạt của dân cư vừa đóng vai trò là nơi tránh trú, bảo vệ tính mạng, một phần tài sản của người dân trong mưa bão là điều cần thiết, đặc biệt là vùng thường xuyên ngập lụt, vùng hạ du các hồ chứa.

Tỉnh đang tiếp tục kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ để xây dựng và đã giao cho các ban, ngành có liên quan thiết kế mẫu để các địa phương tham mưu, lựa chọn nhằm sớm triển khai thực hiện.

Nhà sinh hoạt cộng đồng “2 trong 1”- yêu cầu cấp thiết tại vùng lũ Hà Tĩnh

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp kiểm tra tại nhà văn hoá cộng đồng thôn Phan Chu Trinh, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).

Ông Phạm Văn Tình – Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, Sở Xây dựng đã khẩn trương thiết kế mẫu nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ và lấy ý kiến góp ý các địa phương.

Có 2 phương án được đưa ra, đó là: Xây mới nhà 2 tầng kiểu nhà sàn hoặc cải tạo nhà sinh hoạt cộng đồng hiện có nâng cấp lên 2 tầng. Qua ý kiến góp ý từ các địa phương, hầu hết đều nhất trí phương án xây mới, vì hiện trạng nhà cũ nếu nâng cấp không đảm bảo và mức độ tiết kiệm đạt thấp. Về diện tích và độ cao tầng 1 sẽ thiết kế phù hợp với từng khu vực ngập lụt, hiện trạng đất cụ thể.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.