Nhận biết và xử trí sớm sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết (SXH) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, cần nhiệt biết, phát hiện trẻ bị SXH để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng...

Sốt xuất huyết (SXH) là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, cần nhiệt biết, phát hiện trẻ bị SXH để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng...

Biểu hiện của bệnh SXH ở trẻ

Sau khi bị muỗi đốt từ 7-10 ngày, bắt đầu có biểu hiện bệnh. Khởi đầu, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, đau mỏi người, đau khớp, tiếp theo là biểu hiện sốt. Nhiệt độ thường tăng nhanh lên 39-400C, kèm theo có các biểu hiện đau đầu vùng trán hoặc sau hố mắt, chán ăn, nôn, buồn nôn và đầy bụng, đau bụng vùng thượng vị và vùng hạ sườn phải.

Ở trẻ em có thể có co giật khi sốt cao. Biểu hiện sốt liên tục, kéo dài khoảng 2-7 ngày. Một số người bệnh có biểu hiện sốt 2 pha (sốt 1-2 ngày đầu rồi hết sốt trong ngày 3-4, sau đó sốt trở lại ngày thứ 5-6).

nhan biet va xu tri som sot xuat huyet o tre

Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, chườm khăn ấm giúp trẻ hạ sốt

Sau khi sốt 2-3 ngày, trên da toàn thân người bệnh có biểu hiện sung huyết và phát ban dát đỏ (khi căng da mất ban), hoặc có ban xuất huyết dưới dạng chấm, nốt (căng da không mất ban), chảy máu cam. Nặng hơn là các mảng bầm tím trên da hoặc xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn và đi ngoài ra máu.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, ở một số người bệnh có thể có diễn biến bệnh nặng hơn do biến chứng của bệnh, với các biểu hiện ban đầu là bứt rứt, khó chịu, nhiệt độ giảm đột ngột; đau bụng từng cơn có xu hướng tăng; nôn nhiều hơn; lượng nước tiểu giảm và người bệnh trở nên lừ đừ. Đây là trình trạng chuẩn bị có sốc do mất khối lượng tuần hoàn, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện và truyền dịch thích hợp, người bệnh sẽ đi vào tình trạng sốc với các biểu hiện da và đầu các chi lạnh, tím tái, mạch quay nhanh nhỏ, khó bắt, thậm chí đi vào tình trạng hôn mê và tử vong.

Nếu được điều trị hợp lý, tình trạng nặng sẽ được phục hồi: tay chân ấm, mạch, huyết áp ổn định dần, lượng nước tiểu nhiều hơn, bệnh nhân tỉnh táo. Tuy nhiên, việc truyền dịch quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng phù toàn thân, tràn dịch màng bụng và màng phổi. Ở một số trường hợp, dù được điều trị hợp lý nhưng bệnh vẫn diễn biến nặng lên, suy tuần hoàn tái phát lại hoặc kéo dài dẫn đến xuất huyết nặng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện ra máu tươi), chảy máu kéo dài có thể gây tử vong. Ngoài những biểu hiện trên, ở một số trường hợp có biểu hiện biến chứng não như li bì hoặc la hét, co giật và đi vào hôn mê, hoặc có biểu hiện của suy gan như vàng da, vàng mắt tăng.

Sau sốt 5-7 ngày, nói chung bệnh có xu hướng thuyên giảm với các biểu hiện như nhiệt độ giảm dần, có biểu hiện ra mồ hôi, toàn trạng khá lên, người bệnh tỉnh táo hơn, bắt đầu ăn ngon miệng và sinh hoạt bình thường.

Khi nghi ngờ mắc SXH, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám và làm xét nghiệm theo dõi.

Về điều trị bệnh

Phần lớn các trường hợp trẻ SXH đều có thể điều trị ngoại trú tại y tế cơ sở và khám lại đầy đủ theo đúng hẹn. Cần chú ý chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể như sau:

Nếu bệnh nhân sốt cao trên 390C, uống thuốc hạ nhiệt paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ, nới lỏng quần áo, lau mát. Chú ý không được uống paracetamol quá liều, không được dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen, vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Khuyến khích người bệnh uống nhiều oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc nước cháo loãng với muối.

Về chế độ ăn, nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, chia làm nhiều bữa nhỏ. Không nên dùng thực phẩm hoặc thuốc có màu sẫm (tránh trường hợp nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa).

Cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động trong giai đoạn có sốt.

Trong trường hợp trẻ không uống được nước do nôn quá nhiều, li bì nhiều, cần đưa đến khám lại tại cơ sở y tế để được hướng dẫn thêm.

Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có một hoặc nhiều các biểu hiện sau, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời: vật vã, lừ đừ, đau bụng vùng gan có xu hướng tăng; da sung huyết nhưng chân tay lạnh; nôn có xu hướng tăng đột ngột; chảy máu tiêu hóa đột ngột; tiểu ít.

Về phòng bệnh

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin tiêm phòng, vì vậy việc phòng bệnh là khâu quan trọng nhất.

Khuyến cáo

Những vùng có dịch bệnh thường xuyên, cần lưu ý: Theo dõi tất cả các trường hợp sốt trên 38°C, nếu nghi ngờ SXH nên đưa đến các cơ sở y tế để được khám, làm xét nghiệm và hướng dẫn chăm sóc hợp lý.

Chú ý các biện pháp vệ sinh môi trường: Dọn dẹp các nơi bùn lầy nước đọng chung quanh nhà, thu dọn các vật dụng chứa nước cặn, lưu thông cống rãnh.Nhà cửa thoáng sạch, tránh để tối tăm, bí gió là nơi muỗi cư trú...

Diệt muỗi: nuôi cá diệt lăng quăng... phun thuốc diệt muỗi.Tránh để muỗi đốt như hun khói, dùng nhang đuổi muỗi, dùng kem bôi da để chống muỗi đốt...

Theo SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?