Những con số bất thường về nắng nóng đầu mùa

Tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn 0,5-1,5 độ C, một số nơi ở Tây Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên cao hơn 2 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, thiết lập nhiều kỷ lục về nhiệt độ.

Xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tháng 3/2024, Đông Nam Bộ liên tục xảy ra nhiều ngày nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Trong đó, ngày 26- 27/3, nắng nóng xuất hiện diện rộng lan sang cả miền Tây Nam Bộ.

Tại Tây Bắc Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên xuất hiện nắng nóng cục bộ, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Trong đó, ngày 5/3, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng diện rộng, sang ngày 6/3, nắng nóng duy trì ở Trung Trung Bộ. Từ 31/3, Tây Bắc Bắc Bộ và các tỉnh Nghệ An-Quảng Ngãi nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 36-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Đợt nắng nóng này còn kéo dài sang những ngày đầu tháng 4/2024.

Nắng nóng gay gắt, nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục.
Nắng nóng gay gắt, nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục.

Tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn 0,5-1,5 độ C, một số nơi ở Tây Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên cao hơn 2 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, riêng Mường Tè (Lai Châu) nhiệt độ thấp hơn 1,1 độ C.

Trong các đợt nắng nóng này, một số trạm đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất ngày vượt giá trị lịch sử. Cụ thể, tại Đô Lương (Nghệ An), Mai Châu (Hòa Bình), nhiệt độ cao nhất ngày 31/3 đo được 39,2 độ C. Trong khi lịch sử ở các địa phương này được ghi nhận lần lượt là 38,6 độ C (năm 2023), 39 độ C (năm 2015).

Nhiệt độ cao nhất tại Yên Châu (Sơn La) trong ngày 25/3 cũng đo được 39,2 độ C, vượt giá trị lịch sử của tháng 3 năm 1969 và 2015 với nhiệt độ cao nhất ghi nhận 38,9 độ C. Hà Tĩnh nhiệt độ cao nhất 39,4 độ C ghi nhận trong ngày 5/3 đã vượt giá trị lịch sử 38,5 độ C của tháng 3/2023.

Nhiệt độ ngày 11/3 tại Thủ Dầu Một (Bình Dương) là 38 độ, vượt qua kỷ lục thiết lập vào năm 2020. Nhiều nơi khác ở Nam bộ cũng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục trong tháng 3 như Thổ Chu (Kiên Giang), Vĩnh Long, Trị An (Đồng Nai).

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tháng 3, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ, một số nơi ở Tây Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên cao hơn tới 2 độ. Tuy nắng nóng đầu mùa nhưng cường độ ở mức gay gắt đến đặc biệt gay gắt. Nhiều nơi đã ghi nhận mức nhiệt trên 40 độ như Phù Yên (Sơn La) 41.6 độ, Vinh (Nghệ An) 40,2 độ, Hà Tĩnh 40,5 độ, Ba Đồn (Quảng Bình) 40.2 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 40,2 độ.

Khu vực Đông Bắc Bộ, gồm Hà Nội cũng ghi nhận nắng nóng 35-36 độ. Đợt nắng nóng này được dự báo còn kéo dài ở Đông Bắc bộ đến khoảng 4/4, ở Tây Bắc bộ và Bắc Trung bộ đến 5-6/4, với cường độ ở mức gay gắt và đặc biệt gay gắt, riêng Nam Bộ, nắng nóng còn kéo dài trong nhiều ngày tới.

Tháng 5-6 là cao điểm nắng nóng

Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) dự báo El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời gian từ tháng 4-6 với xác suất 75-80%. Từ tháng 7-9/2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 55-65%.

Với diễn biến như vậy, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo do vẫn còn tác động của El Nino nên từ tháng 4-5, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1-2 độ C, có nơi cao hơn. Từ tháng 6 - tháng 9 mức nhiệt cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Mùa hè năm 2024 vì thế khả năng nhiều đợt nắng nóng hơn và cường độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

TS Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết khả năng El Nino kết thúc vào tháng 4-6, đến tháng 7-8 La Nina bắt đầu. Vì thế số đợt nắng nóng năm nay có thể nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Mỗi năm trung bình cả nước có 15 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.

Ở Tây Bắc Bộ, nắng nóng xuất hiện vào tháng 4-7, cao điểm rơi vào tháng 5-6; Đông Bắc Bộ tháng 5-8, cao điểm 6-7. Miền Trung có sự khác biệt về địa hình, khu vực Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế nắng nóng vào tháng 4-8, cao điểm tháng 6-7; Đà Nẵng - Khánh Hòa rơi vào tháng 5-8, cao điểm trong tháng 7. Nam Bộ nắng nóng từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 5, cao điểm từ nay đến hết tháng 4.

Về mưa, ông Lâm nhận định Bắc Bộ sẽ mưa đúng mùa từ tháng 4. Ở Tây Nguyên và Nam Bộ mùa mưa xuất hiện muộn, từ tháng 6 gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm. Mưa lớn có thể xuất hiện nhiều vào cuối năm tại Trung Bộ, tập trung vào tháng 9-11.

Do tác động của El Nino, mưa ít, nắng nóng nhiều từ năm trước kéo dài tới nay nên lượng dòng chảy trên phần lớn sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên thiếu hụt so với trung bình nhiều năm 15-55%. Hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra vào tháng 4-6 tại các tỉnh Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và tháng 5-8 tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Tình trạng nắng nóng với nền nhiệt độ cao và khô hạn kéo dài sẽ tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nơi là vựa lúa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nắng nóng năm nay có 3 đặc điểm chính là nắng nóng đến sớm, số đợt nắng nóng nhiều hơn trung bình nhiều năm và cường độ gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có thể xuất hiện giá trị nhiệt cao lịch sử. Vì vậy, người dân cần chú ý theo dõi các bản tinh cảnh báo tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các chuyên gia khuyến cáo, hiện tượng nắng nóng gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như mọi hoạt động ngoài trời. Đặc biệt sang tháng 5 - 6/2024, mức độ nắng nóng có thể gia tăng gay gắt hơn. Mưa lớn, dông, lốc, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng ở các khu vực chịu tác động. Ngoài ra, bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên Biển Đông.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?