(Baohatinh.vn) - Tuồng cổ (hay còn gọi là hát bội) đã từng có “một thời vang bóng” ở vùng quê Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vào thập niên 50-60 thế kỷ trước.
Đã gần bước sang tuổi 80, lão nông Lê Văn Lời (thôn Hà Ân - xã Thạch Mỹ) vẫn giữ được sức khỏe dẻo dai và một giọng hát khi cao vút trong trẻo, khi lại trầm ấm, đục khàn. Ông là một trong số ít những “diễn viên” đời đầu của CLB Tuồng cổ xã Thạch Mỹ còn sống. Trong câu chuyện của ông, tuồng cổ gắn liền với đời sống tinh thần, cuộc sống lao động sản xuất của người dân quê ông một thời. Thập niên 50-60 của thế kỷ trước, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, chưa có nhiều hình thức giải trí như bây giờ, CLB của ông Lời là món ăn tinh thần chính của người dân địa phương.
CLB có khoảng 20 thành viên là những người nông dân trong vùng, có chất giọng, khả năng diễn xuất và tình yêu đặc biệt với bộ môn nghệ thuật khó tiếp cận này. “Ngày ấy, chúng tôi say mê với tuồng lắm! Ngày đi làm đồng, tối về tranh thủ tập diễn, tập hát - ông Lời kể về niềm say mê một thời.
Nhưng những buổi diễn của CLB ngày ấy thu hút rất đông khán giả là người dân địa phương và các vùng lân cận đến xem và cổ vũ. Ông Lời chia sẻ: “Những vở diễn gắn với các sự kiện lịch sử, tác phẩm văn học nổi tiếng được dàn dựng và diễn trong các ngày lễ tết, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày thành lập HTX, hoặc dịp đầu xuân năm mới… Nhiều vở chúng tôi diễn đến thuộc làu như Tô Định, Mối tình chung thủy, Lam Sơn khởi nghĩa, Kiều Nguyệt Nga…”.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, những tiện ích trong đời sống như tivi, đài cassette… phổ biến, người dân có nhiều lựa chọn hơn trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Cùng với đó, các thành viên CLB tuổi cao sức yếu, người mất, kẻ còn, kinh phí hoạt động lại tốn kém, CLB Tuồng cổ xã Thạch Mỹ thưa vắng dần những ca tập sôi nổi, những buổi diễn say mê. Ông Lời tiếc nuối: “Hiện nay, trên địa bàn xã còn có khoảng 15 người biết hát tuồng cổ. Tôi vẫn thường xuyên vận động già, trẻ tham gia, nhưng vì nhiều lý do, CLB không giữ được nếp xưa nữa. Vở diễn cuối cùng cũng cách đây vài năm rồi. Chúng tôi già rồi, chỉ mong truyền dạy cho thế hệ sau để duy trì được nét sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở địa phương”.
Là người đến với CLB tuồng sau ông Lời, nhưng ông Nguyễn Bá Ngọc (thôn Hữu Ninh) và nhiều thành viên CLB cũng đau đáu nỗi niềm tiếc nhớ khi tuồng cổ dần mai một trong đời sống người dân địa phương. “Ngày trước, cứ ăn cơm tối xong là vợ chồng tôi lại đèo nhau trên xe đạp qua nhà ông Lời tập diễn. Mưa gió cũng cứ đi, chẳng quản điều gì” - ông Ngọc kể về kỷ niệm của một thời xa vắng. Rồi ông tiếc nuối: “Giờ thỉnh thoảng “nhớ nghề”, chúng tôi lại hát với nhau và kể cho các cháu nghe về một thời sinh hoạt văn hóa - văn nghệ sôi nổi”.
Ông Lời và các thành viên CLB đang duy trì tập luyện với mong muốn tuồng cổ được phục dựng và truyền dạy cho thế hệ sau. Qua đó, duy trì được nét sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở địa phương.
Trưởng ban Văn hóa xã Phan Văn Hải cho biết: “Nếu những người tâm huyết có mong muốn khôi phục thì về mặt chủ trương, chính quyền rất ủng hộ, tuy nhiên, xã cũng khó khăn nên không thể hỗ trợ được nhiều về kinh phí, rất cần sự chung tay đóng góp của người dân để không mai một môn nghệ thuật truyền thống này”.
10 năm làm Trưởng thôn Động Eo, xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh), chị Phan Thị Thủy luôn nỗ lực gắn kết cộng đồng, đưa thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Tự hào được sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh Lê Hữu Trác, thế hệ trẻ Hà Tĩnh luôn ý thức trách nhiệm phát huy giá trị truyền thống, cống hiến xây dựng quê hương.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Công tác chuẩn bị cho lễ hội đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đang được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo hoạt động đón du khách về chiêm bái và tham gia các hoạt động văn hoá.
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Em Lê Anh Thư (lớp 9A, Trường THCS Mỹ Duệ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã giành 1 giải khuyến khích và 1 giải chuyên đề tại chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Với 12 tham luận trình bày tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đền Chợ Củi (xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, vở thanh xướng kịch “Linh thiêng Đồng Lộc” do Nhà hát NTTT Hà Tĩnh dàn dựng, đã tạo ra sức lan tỏa lớn đến khán giả cả nước.
Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
Ông Võ Thanh Bang (SN 1960) - giáo dân ở Giáo họ Yên Hòa (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã "truyền lửa" để bà con phát huy tinh thần "kính Chúa, yêu nước", sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Với người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh), cánh diều Hải Thượng và thú chơi diều sáo của Đại danh y Lê Hữu Trác là một nét đẹp văn hóa đã đi sâu vào tâm thức từ bao đời.
Những tư liệu, hiện vật đang được trưng bày tại Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang kể câu chuyện về cuộc đời cách mạng sáng ngời của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên.
Dưới sự chèo lái của Chủ tịch Hội LHPN Trần Thị Lệ Thủy, từ năm 2020 đến nay, Hội LHPN xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) liên tục được các cấp vinh danh.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
Thầy Tống Trần Đức (Trường THTP Cao Thắng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) không chỉ tận tâm với sự nghiệp giáo dục mà còn năng nổ các hoạt động xã hội, là người truyền lửa cho các em học sinh.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê mạt là một thời kỳ đầy rối ren, phức tạp. Tuy nhiên, thời kỳ này lại sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều văn tài, nhiều nhà khoa học xuất sắc, trong đó có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
“Ngày hội nông dân” tại đình Hội Thống (xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao giàu tính dân gian đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người già và trẻ nhỏ.
Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tiểu phẩm “Tìm lại lời ru” của đội thi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh là mô hình tuyên truyền, vận động hiệu quả của lực lượng nhằm giúp đồng bào dân tộc Chứt, xã Hương Liên, huyện Hương Khê xóa bỏ các hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Trong số 11 vị đại quan đứng đầu kinh thành Thăng Long thời nhà Lê (thế kỷ XV-XVIII), Hà Tĩnh vinh dự có 3 người. Những đóng góp của họ đã được sử sách ghi nhận; là tấm gương tiêu biểu của lịch sử đất nước, tinh hoa của quê hương núi Hồng, sông La.
Tiểu phẩm “Hãy bảo vệ nguồn lợi thủy sản quê hương” của đội thi huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được chuyển thể từ mô hình dân vận khéo “Phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển”.
Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Tiểu phẩm “Con đường chung ý nguyện” của đội thi huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) dựa trên sự việc có thật về công tác dân vận khéo để thực hiện thành công việc di dời các khu lăng mộ, nhà thờ, họ tộc… nhằm giải phóng mặt bằng hiệu quả trên địa bàn huyện thời gian qua.