Những người “vẽ phố”...

(Baohatinh.vn) - Cuối đông, rét ngọt luồn khắp các ngõ phố, những bước chân ly hương cũng đã rộn rã gọi nhau về. Thảng hoặc trên phố, mùi hương trầm ấm áp từ nhà ai đó tỏa ra gọi về trong tâm cảm những ký ức cổ xưa. Và, giữa những cảm xúc thanh tân khi đón đợi mùa xuân, lòng tôi lại thao thiết nhớ những bóng hình muôn năm cũ. Với tôi, họ mới thực là những người vẽ nên bức tranh đặc trưng của Thành Sen…

Một nét vẽ đặc biệt nữa trong bức tranh phố phường Hà Tĩnh chính là ông thợ may Nguyễn Văn Ký ở phường Nam Hà. Ông Ký xuất thân là một cán bộ nhà nước nhưng vì đam mê nghề may cũng là để kiếm thêm tiền chăm lo gia đình, ông đã theo học và hành nghề may hàng chục năm nay.

nhung nguoi ve pho

Dù đã ở tuổi 90 nhưng ông Ký vẫn cần mẫn chăm chút từng đường cắt, mũi chỉ. Với ông, mỗi sản phẩm được chính bàn tay ông cắt may phải là một tác phẩm làm đẹp cho người, cho đời.

Ông nói, tôi may từ thời Nghệ Tĩnh, đến khi về Hà Tĩnh vẫn có những người quen ở Vinh tìm đến tôi để may đồ. Hiện nay, dù đã ở tuổi cửu thập cổ lai hy nhưng ông Ký vẫn cùng với người con gái của mình miệt mài cắt may đồ comle và đồ biểu diễn cho khách hàng.

Hà Tĩnh vốn nổi tiếng với những món ăn đặc biệt, trong đó, món ăn sáng ram bánh mướt, bánh cặp có lẽ là món gieo thương nhớ nhiều nhất cho những đứa con ly quê. Tôi quen biết với một chị người gốc Bắc Hà giờ sống ở Cộng hòa Séc. Chị tâm sự, xa quê đã mấy chục năm nhưng mỗi lần ăn sáng ở xứ người, chị vẫn luôn nhớ món bánh mướt, bánh cặp 2 ướt, 1 ráo của quê hương. Về quê lần nào chị cũng tìm đến quán bánh mướt tự tráng bằng tay để ăn cho thỏa nỗi nhớ. Thời đại CNH–HĐH, nhiều món ăn cũng không còn được làm thủ công nữa, món bánh mướt cũng vậy. Thật may, giữa lòng Hà Tĩnh vẫn còn đó những người mặn nồng với nghề cổ, gắn bó với cái nồi tráng bánh mướt, dẫu tráng bánh thủ công khiến họ vất vả hơn…

Làm nên bức tranh phố phường Hà Tĩnh, không chỉ có những người dân bản xứ mà còn có cả những người dân ngụ cư. Hà Tĩnh không phải là một đô thị phát triển nên lượng người dân ở các tỉnh, thành khác về đây làm ăn sinh sống không nhiều, nhưng không hiểu vì duyên cớ nào mà người Huế ở Hà Tĩnh lại chiếm số lượng khá lớn.

nhung nguoi ve pho

Chè Huế đã theo chân những phụ nữ Huế đến và ở lại trong ẩm thực quen thuộc của người dân Hà Tĩnh hàng chục năm nay, tạo nên một nét vẽ đặc trưng trong bức tranh phố thị.

Có hàng trăm người Huế đến Hà Tĩnh mưu sinh với nhiều nghề khác nhau nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất, trở thành một nét vẽ đặc trưng nhất chính là những chị, những mệ người Huế với gánh chè trên vai, rong ruổi khắp phố phường Hà Tĩnh.

Người dân Hà Tĩnh sống ở thế kỷ trước vắt sang thế kỷ này hẳn không quên được hiệu sửa đồng hồ ông Tiến ở góc ngã ba đường Phan Đình Phùng với đường Nguyễn Huy Tự.

nhung nguoi ve pho

Hiệu đồng hồ ông Tiến vẫn được con cháu gìn giữ, sử dụng để nối nghiệp ông.

Một thời, cứ đồng hồ bị trục trặc là người dân Thành Sen lại tìm đến ông với tất cả sự tin tưởng. Có những người tìm đến ông như bạn bầu tri kỷ, có người tìm đến ông như để thỏa nỗi tò mò về một ông thợ sửa đồng hồ tài năng, hiền từ… Ông Tiến đã trở thành thương hiệu. Bởi vậy, khi ông lui về nghỉ ngơi và qua đời thì con cháu ông vẫn giữ nguyên tên hiệu Ông Tiến để hành nghề.

Phố thị của tôi vốn dĩ đơn sơ và mộc mạc. Nếu trước đây, hoa sen là loài hoa đặc trưng, tạo nên tên gọi Thành Sen thì nay, những người nông dân Thạch Quý đã mang đến cho phố thị một sắc hương mới – hoa đào. Chuyện xưa kể lại, ở làng Thạch Quý, có một cô gái được gả chồng ra làng Nhật Tân (Hà Nội), một lần về quê, chàng rể mang biếu cha mẹ vợ cây đào. Người cha quý món quà của con rể nên đã cẩn thận trồng và chăm bón. Thấy cây mến đất nên ông cùng người làng nghĩ cách nhân giống. Từ đó, đất Thạch Quý bén duyên với cây đào Nhật Tân.

nhung nguoi ve pho

Khi những vườn đào bắt đầu khoe sắc thì người chơi hoa cũng đến để ngắm và chọn đặt mua cây.

Từ vài hộ, đến nay, ở Thạch Quý đã có hàng chục hộ trồng đào với chừng 4.000 gốc. Người nông dân Thạch Quý vốn năng động, nhạy bén nên thay vì chỉ trồng đào Nhật Tân như trước, nay họ còn trồng thêm đào phai để phục vụ khách hàng. Đây là nét vẽ tươi tắn, đầy sức xuân trong bức tranh phố phường Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.