Mỗi năm, cơ quan thông tin kinh tế EIU lại phát hành hai bản báo cáo khác nhau về những thành phố đắt đỏ và rẻ nhất trên thế giới. Danh sách được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả chi phí ăn uống, chi phí nhiên liệu và tiền lương. Do sức mạnh của đồng USD cùng sự trượt giá của như những đồng tiền khác khiến bảng xếp hạng năm nay có nhiều thay đổi.
Dưới đây là danh sách các quốc gia có mức chi phí đắt nhất thế giới theo xếp hạng của EIU.
Singapore
Quốc đảo sư tử Singapore trong 3 năm liên tiếp vẫn giữ vững danh hiệu thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia của EIU cho rằng, khoảng cách về chi phí của quốc gia này với New York hay Hong Kong sẽ sớm được rút gọn bởi sự gia tăng về chi phí ở các nơi khác. EIU cũng nhận định, hiện tại, mức giá các mặt hàng thực phẩm ở Singapore vẫn trong hạn định chấp nhận được.
Zurich, Thụy Sỹ
EIU cho rằng, do sự thả nổi của đồng Franc Thụy Sỹ so với đồng Euro khiến mức sinh hoạt tại thành phố này bị đẩy lên cao, xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng.
Hong Kong
Thành phố này đã tăng lên 7 bậc trong bảng xếp hạng trong 12 tháng qua và xếp tại vị trí thứ 3. Nguyên nhân do giá nhà ở Hong Kong tăng đột biến cùng mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại đây.
Geneva, Thụy Sỹ
EIU cho rằng, mọi sinh hoạt cơ bản tại thành phố này đều đắt đỏ, thậm chí cả các hoạt động vui chơi giải trí cũng có mức phí đắt nhất thế giới.
Paris, Pháp
EIU nhận định, sự thiếu tin tưởng vào đồng Euro khiến Paris trở thành thành phố duy nhất dùng đồng tiền chung Euro nằm trong Top 10. Tuy nhiên, ở Paris cũng có những mặt hàng với mức giá hợp lý là rượu và thuốc lá.
London, Anh
Tốc độ tăng lương tại London thậm chí không bắt kịp với lạm phát và giá nhà tăng vọt. Giá bình quân một căn nhà ở London vào khoảng trên 500.000 bảng Anh. Trong khi đó, mức lương trung bình của người dân tại đây vào khoảng 30.000 bảng Anh.
New York, Mỹ
Trong bản báo cáo của mình, các chuyên gia của EIU cho biết, sở hữu đồng USD mạnh và lạm phát cục bộ khiến New York tiếp tục trở nên đắt đỏ hơn so với các thành phố lớn trên thế giới. Ví dụ, giá 1 kg bánh mỳ tại đây là 8.28 USD – đắt gấp đôi so với thành phố đứng vị trí số 1.
Copenhagen, Đan Mạch
Thành phố của Đan Mạch tiếp tục đứng trong vị trí Top 10 bởi chi phí sinh hoạt cao.
Seoul, Hàn Quốc
Thủ đô của Hàn Quốc tăng vọt ở thứ hạng cao do mức chi phí sinh thời trang đắt đỏ và các tiện ích khác. EIU cho biết, “chi phí sinh hoạt ở Seoul hiện còn ngang tầm với Copenhagen và Los Angeles”.