Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat
Vào năm 2021, lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ nhận được RS-28 Sarmat - Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu lỏng hạng nặng được trang bị hệ thống MIRV, sẽ thay thế hệ thống Voevoda R-36M2.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat của Nga. |
Sarmat có thể tấn công mục tiêu một cách hiệu quả trong bán kính 18.000 km, đủ để tấn công mọi mục tiêu trên Trái đất. Ngoài ra, tên lửa có giai đoạn tăng tốc ngắn nên rất khó đánh chặn bởi các hệ thống phòng không của đối phương.
Sarmat sẽ mang nhiều loại đầu đạn hạt nhân, bao gồm cả loại siêu thanh, cũng như các phương tiện hiện đại để chống lại hệ thống phòng không.
Tên lửa siêu thanh Zircon
Zircon là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh được thiết kế để thay thế tên lửa chống hạm hạng nặng R-700 Granit.
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga. |
Ưu điểm chính của tên lửa này là tốc độ bay của nó vượt quá 8 Mach. Tên lửa siêu thanh Zircon được thiết kế để tiêu diệt các tàu mặt nước của đối phương, cũng như các mục tiêu mặt đất trong tầm bắn của tên lửa. Tốc độ nhanh khiến tên lửa này hoàn toàn miễn nhiễm với bất kỳ hệ thống phòng không nào của đối phương.
Máy bay ném bom chiến lược Tu -160 M/M 2
Tu-160M/M2 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh đa năng, được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại và động cơ được nâng cấp, cũng như các loại vũ khí tầm xa mới.
Tu-160M/M2 sẽ trở thành nòng cốt của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga trong vài thập kỷ tới. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160M sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2021. Việc sản xuất hàng loạt máy bay này được lên kế hoạch vào năm 2023. Hiện tại, lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ có ít nhất 10 máy bay ném bom như vậy trong biên chế.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 Prometheus
Prometheus là một hệ thống phòng không thế hệ mới nhất. Hệ thống này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo và khí động học khác nhau. Hệ thống dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất năm 2021.
Hệ thống phòng không S-500 của Nga. |
S-500 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ thứ năm. Hệ thống tầm xa này có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ở độ cao lớn, bên ngoài bầu khí quyển. Nó có tầm bắn 600 km, có khả năng phát hiện và vô hiệu hóa hiệu quả tới 10 mục tiêu đạn đạo với tốc độ từ 7 km/s trở xuống. S-500 cũng được sử dụng để bắn hạ tên lửa hành trình siêu thanh.
Tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57
Tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57 được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển. Máy bay chiến đấu có khả năng duy trì tốc độ bay siêu thanh. Nó có lớp phủ công nghệ tàng hình hấp thụ sóng vô tuyến, khoang chứa vũ khí bên trong và hệ thống điện tử hàng không hiện đại.
Lực lượng hàng không Vũ trụ Nga được cho là sẽ nhận chiếc Su-57 đầu tiên vào tháng 12 năm nay. Vào năm 2021, lực lượng này sẽ nhận được thêm 4 chiếc.
Xe tăng T-14 Armata
Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch trang bị xe tăng chiến đấu T-14 Armata mới vào cuối năm 2020 đầu năm 2021.
T-14 là loại xe tăng đầu tiên trong lịch sử được phát triển dựa trên chiến tranh mạng. Nhiệm vụ chính của loại xe tăng này là tiến hành trinh sát, xác định mục tiêu và cung cấp thông tin cho các hệ thống pháo binh, hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác.
Vũ khí chính trên T-14 Armata là pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ nòng 125 mm. Đạn xuyên giáp của T-14 có thể bắn thủng lớp giáp dày 900 mm từ khoảng cách 2km.
Tổ hợp pháo tự hành 2S35 Liên quân-SV
Vào tháng 5/2020, quân đội Nga đã nhận được lô đầu tiên của hệ thống pháo 2S35 Liên quân-SV. Năm 2021, ngành công nghiệp quốc phòng dự kiến sẽ cung cấp thêm rất nhiều tổ hợp 2S35 cho quân đội Nga.
Liên quân-SV là thế hệ pháo tự hành mới nhất. Hỏa lực của loại vũ khí này đến từ khẩu pháo 152 mm với tốc độ bắn hơn 10 viên/phút, cao hơn bất kỳ hệ thống pháo nào khác. Một trong những tính năng chính của Liên quân-SV là điều khiển hỏa lực từ xa. Độ chính xác của nó được đảm bảo bởi một hệ thống điều khiển tự động dẫn đường cho vũ khí, lựa chọn mục tiêu và dẫn đường.
Hệ thống phun lửa hạng nặng TOS - 2 Tosochka
Hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-2 Tosochka được đặt trên khung gầm bánh xe, giúp tăng đáng kể phạm vi hoạt động và có khả năng tác chiến trong địa hình đô thị.
Điểm khác biệt giữa hệ thống này so với các hệ thống trước là khả năng tự động hóa. TOS-2 có thiết bị dẫn đường, hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống nạp đạn cơ giới hóa.
Robot chiến đấu Uran-9
Robot chiến đấu Uran-9 được thiết kế để trinh sát, hỗ trợ hỏa lực và chống tăng. Loại robot này có khối lượng 12 tấn. Nó được trang bị pháo tự động 2A72 với cỡ nòng 30 mm, súng máy 7,62 mm, súng phun lửa Shmel-M và hệ thống phóng Ataka với tên lửa chống tăng.
Ưu điểm của Uran-9 là chỉ cần một kỹ thuật viên điều khiển từ khoảng cách tối đa có thể lên tới 3 km. Khi di chuyển trên đường nhựa, Uran-9 đạt vận tốc 35 km/giờ (tốc độ khi di chuyển trong địa hình phức tạp vào khoảng 25 km/giờ).
Uran-9 được bổ sung cảm biến nhiệt độ, máy đo khoảng cách laser và các loại kính quang học có thể quan sát cả ngày lẫn đêm.