Nỗi khổ từ khói thuốc lá tại các đám cưới

(Baohatinh.vn) - Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người hút mà còn trở thành nỗi bức xúc của nhiều người dân Hà Tĩnh khi họ phải hít khói thuốc thụ động, đặc biệt tại những nơi đông người như đám cưới, tiệc mừng…

Nỗi khổ từ khói thuốc lá tại các đám cưới

Mời nhau điếu thuốc lá đã trở thành thủ tục của nhiều đám cưới.

Đã thành thông lệ, mỗi khi các gia đình có đám cưới, đám hỏi, tiệc mừng… đều luôn chuẩn bị bao thuốc lá để mời họ hàng, quan khách. Trên bàn tiệc ngọt, ngoài trầu cau, nước, bánh kẹo… thì không thể thiếu một gói thuốc lá. Chính những thủ tục này đã vô tình “khuyến khích” mọi người hút thuốc. Bên cạnh đó, ngay cả trong tráp lễ ăn hỏi cũng thường phải có cây thuốc lá, đây là một thủ tục đã khá phổ biến trong tổ chức đám cưới của người dân Việt Nam hiện nay.

Ông N.V.T (thôn Kim Bằng, xã Sơn Bằn - Hương Sơn) chia sẻ: Tuần trước, gia đình tôi có tổ chức đám cưới cho con trai. Theo quan niệm của người Việt, “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” là 3 việc đặc biệt quan trọng của đời người, cần phải chu đáo, để tránh “ma chê, cưới trách”. Do đó, vợ chồng tôi đã phải trăn trở nhiều ngày về việc có nên mua thuốc lá để tiếp đãi khách mời hay không, và rồi suy đi tính lại, nhằm tránh mang tiếng là thiếu chu đáo, vợ chồng tôi vẫn phải quyết định bày biện thuốc lá để tiếp đãi mọi người, dù biết hút thuốc lá là có hại...

Nỗi khổ từ khói thuốc lá tại các đám cưới

Nhiều người vẫn vô tư hút thuốc lá tại nơi đông người, đặc biệt là các đám cưới.

Vì sự ái ngại, khó xử của gia chủ nên tại nhiều đám cưới, đám hỏi, đặc biệt là ở vùng nông thôn, việc hút thuốc lá vẫn diễn ra thường xuyên. Nhiều người cũng khó cai thuốc lá bởi tại đám cưới, đám hỏi, thuốc lá được bày ngay tại bàn tiệc khiến họ khó lòng bỏ qua. Việc mời nhau điếu thuốc để mở đầu câu chuyện cũng đã trở thành thói quen của không ít người, nhất là nam giới. Họ vô tư phì phèo nhả khói thuốc bất chấp có nhiều người xung quanh.

Dù được tổ chức tại nhà riêng hay ở những nhà hàng, trung tâm tiệc cưới thì điếu thuốc lá vẫn xuất hiện như một “thủ tục” không thể thiếu. Chị Hoàng Thị Nhân (phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) cho hay: “Tôi đi nhiều đám cưới tại các nhà hàng, khách sạn ở thành phố hay ở vùng nông thôn thì thấy hầu hết tiệc vui nào cũng có sự xuất hiện của thuốc lá, nhiều người còn vô tư hút thuốc trên bàn ăn. Đám cưới là nơi đông người, có không ít người già, phụ nữ và trẻ em, nên việc nhiều người hút thuốc đã tạo nên một không khí rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh”.

Cũng theo chị Nhân, dù phản đối việc hút thuốc lá tại các đám cưới, tiệc mừng nhưng do cả nể, không muốn làm ai mất lòng nên chị cũng như khá nhiều người, đành phải “chịu đựng” khói thuốc để không làm mất đi không khí vui vẻ của bữa tiệc.

Nỗi khổ từ khói thuốc lá tại các đám cưới

Điếu thuốc lá hút dở được vứt bừa bãi tại các đám cưới, gây ra nguy cơ cháy nổ cao.

Có thể nói, để hạn chế tình trạng hút thuốc lá tại các đám cưới, đám hỏi cũng như làm thế nào để các gia chủ dần bỏ cách nghĩ phải chuẩn bị thuốc lá mời khách là một vấn đề nan giải.

Bởi để thay đổi nhận thức, hành vi của người mời và người hút thuốc lá là vấn đề khó, không thể giải quyết “một sớm một chiều”.

Nỗi khổ từ khói thuốc lá tại các đám cưới

Nhiều địa phương đã đưa nội dung hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong việc cưới, việc tang, lễ hội vào quy định xây dựng nếp sống văn hóa mới.

Để hạn chế tình trạng hút thuốc tại đám cưới và các hoạt động đông người, nhiều địa phương thường xuyên tổ chức, tuyên truyền cho người dân về tác hại của hút thuốc lá. Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch UBND xã Quang Thọ (Vũ Quang) cho biết: Những năm gần đây, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền luật phòng, chống tác hại thuốc lá đến các tầng lớp Nhân dân. Ngoài tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử lý việc hút thuốc tại nơi công sở, khu vực công cộng, địa phương cũng đã đưa nội dung hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong việc cưới, việc tang, lễ hội vào quy định xây dựng nếp sống văn hóa mới.

Nhờ vậy, thời gian gần đây, tình trạng hút thuốc lá tại nơi công cộng, đám cưới, đám tang đã giảm đi. Nhiều người dân đã nêu cao ý thức, giảm hoặc bỏ hút thuốc, mọi người cũng nhắc nhở nhau không hút thuốc.

Nỗi khổ từ khói thuốc lá tại các đám cưới

Từ bỏ thuốc lá để xây dựng môi trường sống văn minh, lành mạnh là điều cần thiết. Ảnh minh họa từ Internet.

Theo bác sỹ Nguyễn Đức Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Trong khói thuốc có khoảng 7.000 hóa chất khác nhau, có 250 chất gây hại cho sức khỏe và có đến 70 chất gây ung thư. Lượng khói tỏa từ thuốc lá ra môi trường xung quanh chứa chất độc hại tương tự như lượng khói hút vào cơ thể. Thế nên, tại các đám cưới, đám hỏi, nơi đông người, những người hút thuốc lá thụ động cũng sẽ bị ảnh hưởng như người hút trực tiếp. Điều này khiến cho nhiều người dù không hút thuốc cũng có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim hay ung thư phổi, ung thư thanh quản...

“Để hạn chế tác hại do thuốc lá gây ra, mỗi người dân hãy tự nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá để từ đó xây dựng một môi trường sống văn minh, lành mạnh, không khói thuốc”, bác sĩ Nguyễn Đức Quảng nhấn mạnh.

Điều 6 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá quy định

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá:

Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?