Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm sẽ phối hợp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tham gia sản xuất theo các chương trình, dự án hợp tác nông nghiệp hữu cơ ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Hiện nay, Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.
Những kiến thức, kinh nghiệm làm nông nghiệp hữu cơ cùng doanh nghiệp Quế Lâm của các hộ sản xuất, tổ hợp tác ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) sẽ góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh: dự thảo Đề án phát triển nông nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 - 2030 phải gắn với định hướng của Chính phủ và điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện thu nhập.
Trên hành trình xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ của Hà Tĩnh, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã đồng hành cùng bà con triển khai các mô hình liên kết sản xuất và bước đầu cho hiệu quả.
Suốt hơn 20 năm phát triển, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (Thừa Thiên Huế) kiên định con đường lấy công nghệ sinh học để ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp chất lượng cao, thân thiện với môi trường, góp phần xây dựng nền nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ và bền vững.
Vườn cam rộng 1 ha của ông Dương Quốc Thành ở thôn 1, xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Nhờ đảm bảo các quy trình kỹ thuật nên các gốc cam đều trĩu quả, ước tính hết vụ thu về khoảng trên 10 tấn.
Thay vì dùng thuốc trừ sâu, nông dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) nuôi kiến vàng để bảo vệ cây ăn quả. Những đàn kiến vàng được nuôi trong vườn cây ăn quả đã trở thành “vệ sỹ” khống chế các loài sâu bọ gây hại.
Mục tiêu tổng quát của Đề án Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2030 là phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường.
Chúng tôi vẫn thường có thói quen hình dung về phố thị Thành Sen như thế - bằng những con người lòng chở đầy khát vọng. Và hôm nay, từ những vùng đất ven đô Hà Tĩnh, gặp gỡ những con người nặng lòng với đất, chúng tôi lại có thêm cho mình những hình ảnh mới về một ngoại ô sung túc, trù phú, bốn mùa hoa trái xanh tươi...
Những kiến thức, kỹ năng làm nông nghiệp hữu cơ từ Tập đoàn Quế Lâm sẽ góp phần giúp người dân Hà Tĩnh tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tăng thu nhập.
Với mũi nhọn là công nghệ sinh học, ngành khoa học công nghệ Hà Tĩnh đang mở ra nhiều giải pháp để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.
Nông nghiệp hữu cơ là hướng đi tất yếu để phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, thân thiện môi trường. Bởi vậy, người dân Hà Tĩnh đang từng bước chuyển đổi trồng cây ăn quả theo hướng sản xuất an toàn này.
Mô hình trồng lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi, cáy ở thôn 8, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) kỳ vọng sẽ tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn với giá trị kinh tế cao.
Thành công bước đầu của mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng khai thác rươi tự nhiên tại phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) là tận dụng được lợi thế của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn trên địa bàn, UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2027.
Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được Tập đoàn Quế Lâm triển khai tại Hà Tĩnh đang từng bước tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn sinh học, tăng thu nhập cho bà con nông dân...
Nông nghiệp Hà Tĩnh đang có sự chuyển mình rõ nét theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm trên cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn.
Việc xây dựng và tạo lập quản lý phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo rươi Đức Thọ" (Hà Tĩnh) nhằm tăng độ nhận diện, mở rộng thị trường, tạo cơ hội cho người dân phát triển sản xuất...
Giáo sư Kubo Motoki đến từ Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) đã cung cấp nhiều thông tin về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix cho các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành nông nghiệp tại các sở, ngành, địa phương, góp phần phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng xanh, bền vững.
Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn VietGap, chuyển đổi hữu cơ vùng trồng đang là lựa chọn giúp nông dân đô thị TP Hà Tĩnh trong hành trình xây dựng giá trị sản phẩm khác biệt gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái.
Đến với mô hình “Chợ gánh - Mùa thương đầu” tại xã Thạch Đài (Thạch Hà, Hà Tĩnh), du khách sẽ được hòa mình vào không gian nhẹ nhàng, thư thái, gợi nhớ những điều xưa cũ; được tham quan, thưởng thức các sản phẩm xanh, sạch, thân thiện với môi trường.
Trong năm 2023, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương mở rộng và xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn; phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình cho nông dân, cán bộ phụ trách nông nghiệp.
Trước những thực trạng về sản xuất nông nghiệp can thiệp thô bạo vào môi trường như hiện nay, người dân ở các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc (Hà Tĩnh) bày tỏ mong muốn được tiếp cận kiến thức, phương pháp mới để chuyển đổi tư duy, hướng đến sản xuất hữu cơ, tuần hoàn.
Buổi tọa đàm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ giữa Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm và cấp ủy, chính quyền, nông dân huyện Hương Sơn, Lộc Hà (Hà Tĩnh) nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sản xuất, chăn nuôi.